Tư vấn mua Máy ép chậm

Hướng dẫn cách sử dụng máy ép chậm đơn giản - bền bỉ

31/03/2024 - 10:08 PM

Để sử dụng máy ép chậm được bền bỉ, lâu dài thì các chị em nội trợ cần sử dụng đúng cách từ việc tháo lắp máy, sử dụng các loại rau củ quả, thao tác sử dụng máy, vệ sinh máy,... Hiểu được tâm lý lo lắng trong lần đầu sử dụng máy ép chậm của chị em, SUNHOUSE sẽ hướng dẫn sử dụng máy ép chậm với 7 bước chi tiết và những lưu ý để sử dụng máy siêu bền trong bài viết dưới đây, chị em cùng tham khảo nhé!

1. Bước 1: Vệ sinh máy ép chậm trước khi sử dụng

Bạn hãy mang các bộ phận có thể tháo rời (trừ mô tơ) đi rửa sạch trước khi sử dụng lần đầu để loại bỏ những bụi bẩn bám dính lâu ngày trên bề mặt hoặc các khe giữa các bộ phận của máy ép.

Việc rửa sạch thiết bị trước khi sử dụng còn khử được mùi nhựa, hóa chất hoặc tạp chất còn sót lại để đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người sử dụng.

Tháo rời các bộ phận của máy ép để vệ sinh trong lần đầu sử dụng

Tháo rời các bộ phận của máy ép để vệ sinh trong lần đầu sử dụng

Để hình dung rõ ràng và chi tiết hơn về cách vệ sinh máy ép chậm, bạn có thể tham khảo bài viết sau: 7 bước vệ sinh máy ép chậm đơn giản - sạch bong

2. Bước 2: Lắp ráp máy và kiểm tra nguồn điện 

Sau khi vệ sinh xong, các bộ phận đã ráo nước, bạn tiến hành lắp ráp lại các bộ phận của máy để bắt đầu sử dụng. Trong quá trình lắp máy, bạn cần lưu ý một số điều hướng dẫn máy ép chậm sau:

1 - Lựa chọn vị trí đặt máy ép chậm: Bạn nên đặt máy ép chậm trên mặt phẳng chắc chắn như mặt bàn, kệ bếp, máy được đứng thẳng, chân đế dính chặt vào bề mặt đặt máy, tránh để máy nghiêng hay bị cập kênh. 

2 - Lắp ráp đúng thao tác: 

  • Lắp cối ép vào thân máy.

  • Lắp trục ép vào chính giữa trục thân máy. 

  • Lắp cối lọc vào trong thân máy sao cho lỗ khí ở trên cối lọc ngang với điểm chấm trắng trên thân máy. 

  • Lắp ống tiếp nguyên liệu vào trong thân máy và xoay theo chiều kim đồng hồ đến khi thân máy và ống tiếp nguyên liệu khớp với nhau. 

  • Lắp nắp đậy an toàn theo cùng chiều kim đồng hồ.

  • Cho thanh đẩy nguyên liệu vào trong ống tiếp nguyên liệu.

  • Đặt cốc chứa nước ép và cốc chứa bã ngay dưới vòi cho ra nước và bã sao cho 2 cốc có thể hứng trọn phần nước ép và bã.

Lưu ý: Các nhà sản xuất máy ép chậm sẽ có những ký hiệu riêng như vạch các đường thẳng cùng màu trên các bộ phận này. Khi sử dụng, bạn hãy chú ý quan sát thật kỹ để lắp các vạch cùng màu khớp với nhau.

3. Bước 3: Sơ chế nguyên liệu

  • Bạn rửa nguyên liệu cần ép với 2 - 3 lần nước sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 - 15 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Sau đó bạn nên cắt nguyên liệu thành những phần vừa với miệng ống tiếp nguyên liệu, không nên cắt quá nhỏ hoặc để quá to để máy có thể hoạt động một cách trơn tru, tránh tình trạng bị kẹt máy. 

Tùy theo từng thương hiệu mà máy ép chậm sẽ được tích hợp nhiều tính năng và thiết kế khác nhau.

Đối với các dòng máy ép chậm cao cấp của SUNHOUSE như mẫu SHD5518, SHD5516, SHD5515,... có ống tiếp nguyên liệu cực đại lên đến 103mm, hoàn toàn có khả năng xử lý nhiều loại rau củ, quả cứng và mềm khác nhau mà không cần phải cắt nhỏ trước. Điều này giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức của bạn trong quá trình chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu.

Một số mẫu máy ép chậm có ống tiếp nguyên liệu cực đại giúp tối giản việc sơ chế nguyên liệu

Một số mẫu máy ép chậm có ống tiếp nguyên liệu cực đại giúp tối giản việc sơ chế nguyên liệu

4. Bước 4: Cắm điện và khởi động máy ép chậm

Để bắt đầu sử dụng máy ép chậm, bạn cần cắm điện rồi khởi động công tắc và cho máy ép chậm chạy khoảng tầm 3 giây. Lưu ý tuyệt đối không dùng tay còn dính nước hoặc ướt để rút phích cắm điện vì rất nguy hiểm có có khả năng gây ra tai nạn điện giật.

5. Bước 5: Cho trái cây vào và bắt đầu quá trình ép

Sau khi khởi động máy ép chậm, bạn tiến hành bỏ trái cây vào theo từng bước cách sử dụng máy ép chậm sau:

  • Cho trái cây đã được chuẩn bị vào miệng máy ép chậm để tiếp nguyên liệu.

  • Dùng thanh đẩy để đẩy tất cả nguyên liệu xuống khu vực ép.

  • Ấn nút “On” trên bảng điều khiển để bắt đầu quá trình ép.

  • Trong trường hợp nguyên liệu bị kẹt trong dao ép và nắp không mở được, nhấn nút tắt “Off”, sau đó nhấn và giữ nút đảo ngược “Reverse” cho đến khi nguyên liệu được đẩy ra.

  • Nước ép sẽ chảy ra từ ống tiếp nước của máy xuống khay hứng nước ép. Đồng thời, bã nước ép sẽ được tự động đẩy ra ống thoát bã và nằm trong khay hứng bã đã được chuẩn bị. 

Lưu ý: Để quá trình ép nước ép trái cây diễn ra hiệu quả, bạn nên cho nguyên liệu vào một cách từ từ và vừa đủ để máy xử lý theo từng đợt, tránh kẹt nguyên liệu dẫn đến chết máy.

Cho từ từ nguyên liệu vào để máy ép chậm xử lý theo đợt, tránh cho dồn dập, quá tải sẽ dẫn đến đứng máy.

Cho từ từ nguyên liệu vào để máy ép chậm xử lý theo đợt, tránh cho dồn dập, quá tải sẽ dẫn đến đứng máy.

6. Bước 6: Tắt máy và rút phích cắm ra khỏi ổ điện

Sau khi đã hoàn thành sản phẩm, để đảm bảo máy ép được làm sạch và sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo, bạn nên thực hiện một số bước đơn giản như sau:

  • Bạn có thể thêm một ít nước vào miệng máy để chạy thêm khoảng 10 - 15 giây. Điều này giúp máy tráng qua và đẩy hết bã trái cây cũ ra ngoài.

  • Đóng nắp vòi và bỏ cốc chứa nước ép ra ngoài để phần nước tráng này không chảy lẫn vào phần nước ép đã hoàn thành.

  • Vặn công tắc về mức 0 sau đó rút phích cắm ra khỏi ổ điện.

7. Bước 7: Tháo rời các bộ phận máy và vệ sinh máy ép chậm

Nếu bạn sử dụng máy ép với tần suất liên tục trong một ngày thì nên vệ sinh máy vào cuối ngày để tránh tình trạng cặn bẩn kết dính trên các bộ phận máy ép gây khó vệ sinh.

Đối với việc vệ sinh giữa các lần sử dụng, bạn có thể làm sạch máy bằng cách dùng cây cọ nhỏ, mềm  cọ rửa nhẹ nhàng các bộ phận chính, sau đó rửa lại bằng nước ấm và tiếp tục sử dụng.

Các bước vệ sinh máy ép chậm:

  • Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh máy ép chậm: Chổi vệ sinh (đi kèm máy hoặc bạn có thể mua ở ngoài), Khăn ẩm mềm, Nước rửa chén.

  • Ngâm các bộ phận đã tháo: Pha 1 chậu nước ấm (khoảng 30 độ C) và cho nước rửa bát vào hòa tan. Sau đó, ngâm các bộ phận đã tháo rời trong chậu từ 3 - 5 phút.

  • Cọ rửa các bộ phận: Tiến hành cọ, rửa các bộ phận (lưới lọc, trục ép,...) bằng chổi vệ sinh. Lưu ý rằng chỉ nên cọ rửa nhẹ nhàng để tránh tình trạng trầy xước, tróc sơn máy ép chậm.

  • Phơi khô các bộ phận của máy: Sau khi làm sạch xong, bạn nên dùng khăn mềm để lau lại cho khô hoặc chọn để khô tự nhiên các bộ phận trước khi lắp lại. 

Nên thường xuyên tháo rời các bộ phận máy ép chậm để vệ sinh và làm sạch.

Nên thường xuyên tháo rời các bộ phận máy ép chậm để vệ sinh và làm sạch.

8. 4 lưu ý khi sử dụng máy ép chậm giúp máy luôn bền bỉ

Để việc sử dụng máy ép chậm hiệu quả và kéo dài tuổi thọ máy, bạn cần nắm rõ một số lưu ý khi sử dụng thiết bị này. Cùng SUNHOUSE điểm qua 4 lưu ý khi sử dụng máy em chậm để giúp máy luôn bền bỉ:

1 - Lưu ý trước khi sử dụng máy ép chậm

  • Đọc thật kỹ về các kiến thức, quy định cũng như hướng dẫn cách sử dụng máy ép chậm để hiểu rõ từng loại máy.

  • Chỉ tiến hành ép nguyên liệu khi đảm bảo trong ống tiếp có nguyên liệu để tránh máy báo lỗi hoặc ngừng hoạt động.

  • Luôn đóng nắp an toàn để nước ép được hòa quyện, cũng như không làm rò rỉ nước.

2 - Lưu ý khi chọn các loại củ quả

  • Hạn chế ép các loại quả quá mềm, không có nhiều nước, dạng bột như chuối, mãng cầu, mít,... vì khi đưa vào sẽ làm các lỗ nhỏ trên lỗ lọc bị bịt kín, có thể bị ứ bên dưới gây nghẽn dẫn đến đứng máy, khó vệ sinh.

  • Nên chọn nguyên liệu có độ cứng vừa phải, chứa nhiều nước như táo, nho, lê,.... hoặc ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây sấy khô,.. để quá trình ép diễn ra dễ dàng và nhanh chóng  hơn. 

  • Nên cắt nhỏ hoặc bổ dọc nguyên liệu từ 2 - 3 cm rồi cho lần lượt vào ống tiếp nguyên liệu.

  • Nên kết hợp ép các loại trái cây như cóc, cà rốt với các loại trái cây mềm để đẩy bã, giúp tránh kẹt, tồn bã trong cối lớn và quá trình vệ sinh máy ép dễ dàng hơn. Khối lượng ép tối ưu cho thực phẩm mềm là từ 1 đến 1,5 kg.

  • Nếu không muốn ép kết hợp thực phẩm khác thì sau khi ép xong, hãy để máy tiếp tục hoạt động trong 2 - 3 phút nữa để phần nước được thoát hết ra.

Nên ép kết hợp các loại trái cây mềm và cứng cùng nhau để tránh bị kẹt bã

Nên ép kết hợp các loại trái cây mềm và cứng cùng nhau để tránh bị kẹt bã

3 - Lưu ý trong quá trình ép 

  • Không nên cho quá nhiều loại nguyên liệu khác nhau vào cùng lúc.

  • Sử dụng dầu để làm trơn máy ép chậm vì rất khó vệ sinh và rút ngắn tuổi thọ của máy.

  • Kiểm tra và không đưa những dụng cụ như muỗng, nĩa vào trong nắp khi máy đang hoạt động, điều này có thể làm hư hỏng và gây lên thiệt hại cho người sử dụng.

  • Hạn chế việc sử dụng máy ép chậm liên tục từ 25 - 30 phút mỗi lần. Thời gian bạn có thể dùng máy ép tối đa chỉ từ 10 - 15 phút. Vì quá lâu sẽ khiến động cơ nóng lên, tuy có cơ chế tự ngắt điện nhưng về lâu về dài sẽ rất hại máy, làm giảm tuổi thọ. 

  • Lượng nước ép tối ưu cho 1 lần ép theo cốc đựng đi kèm khoảng 500 ml đến 600ml.

  • Tránh việc lượng nước ép vượt quá mức hoặc vạch quy định vì sẽ làm nước tràn ra ngoài, gây hỏng động cơ và làm nước ép trộn lẫn với bã trái cây.

  • Nên đợi cho máy ép nguội động cơ khi máy đột ngột dừng hoạt động. Đây có thể là tính năng của một số loại máy ép chậm có trang bị chế độ bảo vệ động cơ giúp tăng tuổi thọ của máy.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng máy ép chậm mà bạn cần biết.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng máy ép chậm mà bạn cần biết.

4 - Lưu ý sau khi sử dụng máy

  • Nếu nước ép tràn lên thân máy, hãy:
    • ​​​​​​​Mở nắp đựng nước ép để nước thoát ra, sau đó xoay núm về chế độ OFF.
    • Rút nguồn máy rồi dùng khăn mềm vệ sinh máy, không rửa thân máy trực tiếp dưới vòi nước.
  • Hãy vệ sinh nồi ngay sau khi sử dụng xong, tránh tình trạng vết bẩn lâu ngày, đóng cặn, khó tẩy rửa, hoặc các chất axit có trong trái cây vô tình khiến các bộ phận của máy bị ăn mòn, đảm bảo vệ sinh, hạn chế côn trùng, vi khuẩn có trong máy. 

  • Nên bảo quản máy ở nơi thông thoáng, mát mẻ, tránh đi ánh nắng mặt trời trực tiếp vào máy ép trái cây.

Bài viết trên SUNHOUSE đã cùng bạn khám phá chi tiết về cách sử dụng máy ép chậm cũng như các bước tháo lắp và vệ sinh chi tiết để duy trì sự hiệu quả và lâu bền của máy để cho ra nước ép mịn, vận hành êm ái, an toàn. 

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy ép chậm phù hợp với nhu cầu của mỗi gia đình. Nếu bạn đang phân vân không biết nên mua loại máy ép chậm thế hệ mới nào, hãy liên hệ ngay với SUNHOUSE để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn 8 mẫu máy ép chậm dễ vệ sinh, tiện lợi, đáp ứng các tiêu chí giúp bạn lựa chọn được sản phẩm ưng ý. 
Chi tiết
Nhiều người dùng băn khoăn không biết máy ép chậm có công suất bao nhiêu thì tốt. Bài viết dưới đây SUNHOUSE sẽ bật mí cho bạn cách chọn mua máy ép chậm công suất phù hợp.
Chi tiết
Máy ép chậm trục ngang và trục đứng đều là hai sản phẩm dùng để ép hoa quả và rau củ. Cùng SUNHOUSE so sánh máy ép chậm trục ngang và trục đứng dựa theo 9 tiêu chí trong bài viết dưới đây nhé.
Chi tiết
Máy ép chậm và máy xay sinh tố đều được dùng để chế biến thức uống từ trái cây, rau củ. Tuy nhiên thành phẩm giữa 2 loại sản phẩm sẽ khác nhau.
Chi tiết
Vệ sinh máy ép chậm sẽ giúp kéo dài sự bền bỉ và chất lượng cho máy. Theo dõi bài viết sau để nắm được 7 bước vệ sinh máy ép chậm và một số lưu ý giúp bạn thao tác đúng cách.
Chi tiết
Máy ép chậm là thiết bị giúp ép nhanh các loại hoa quả và rau củ, bảo toàn lượng vitamin và dưỡng chất. Cùng tìm hiểu chi tiết về 7 công dụng máy ép chậm nhé!
Chi tiết
Nguyên nhân máy ép chậm bị kẹt không tháo được nắp hoặc không nhấc được ống tiếp nguyên liệu là do người dùng chưa sử dụng đúng cách.
Chi tiết
Mỗi dòng máy ép chậm đều có các bộ phận cấu tạo khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết cấu tạo máy ép chậm và nguyên lý hoạt động qua bài viết dưới đây nhé!
Chi tiết
Máy ép chậm là thiết bị được nhiều người lựa chọn để ép nước trái cây, rau củ. Bài viết dưới đây SUNHOUSE sẽ cùng bạn khám phá chi tiết máy ép chậm là gì?
Chi tiết
1800 6680
Top