Tư vấn mua Máy ép chậm

Máy ép chậm không chạy: Kiểm tra nguyên nhân & cách khắc phục

29/04/2024 - 05:02 PM

Nguyên nhân tại sao máy ép chậm không chạy có thể là do nguồn điện, cách lắp ráp máy sai cách, sử dụng không đúng cách hoặc động cơ bị hỏng. Khi gặp phải vấn đề này, bạn cần kiểm tra nguồn điện của gia đình, khóa an toàn, để máy nghỉ ngơi khoảng 15 - 20 phút hoặc liên hệ các đơn vị bảo hành, sửa chữa hỗ trợ. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các nguyên nhân tại sao máy ép chậm không chạy và cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

1. 4 nguyên nhân & cách khắc phục máy ép chậm không chạy

Máy ép chậm không chạy có thể xuất phát từ nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính khiến máy ép chậm không vào điện và cách khắc phục cụ thể, chi tiết:

1.1. Máy ép chậm không chạy do nguồn điện

1.1.1. Không được kết nối với nguồn điện

Nếu bạn bật nút “ON" mà máy không chạy thì có thể lúc này máy ép chậm của bạn đang không được kết nối với nguồn điện hoặc dây điện được kết nối lỏng lẻo.

Để khắc phục lỗi này, bạn cần kiểm tra lại phích cắm điện có đang bị lỏng hay không, dây điện, ổ cắm có bị hư hại hay không. Nếu có thì cần tiến hành thay dây điện và ổ cắm mới để đảm bảo máy được kết nối với nguồn điện ổn định. Lưu ý rằng khi cắm điện vào ổ cắm, không nên để tay ướt tránh gây nguy hiểm.

Kiểm tra ổ cắm, dây điện máy ép chậm và đảm bảo đã được kết nối đúng với nguồn điện

1.1.2. Điện áp gia đình không ổn định

Điện áp trong gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của máy ép chậm. Khi điện áp quá cao hoặc quá thấp, máy ép chậm sẽ có thể ngưng hoạt động, hoạt động với tốc độ rất chậm hoặc bị rung lắc, gây ra tiếng ồn lớn. Nguyên nhân có thể là do gia đình sử dụng nhiều thiết bị điện cùng một lúc, gây ra tình trạng quá tải, làm giảm điện áp.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần kiểm tra hệ thống điện trong gia đình như dây điện, ổ cắm,... hạn chế sử dụng quá nhiều thiết bị điện ở cùng thời điểm và cài đặt bộ ổn áp để ổn định điện áp trong nhà. Nếu vẫn khắc phục không được, bạn cần liên hệ với đội ngũ thợ sửa điện để kiểm tra và sửa chữa.

Kiểm tra điện áp gia đình, không sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng một lúc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận hành của máy ép chậm

1.2. Máy ép chậm không chạy do lắp ráp sai cách

1.2.1. Lắp ráp các bộ phận của máy chưa chính xác

Máy ép chậm được cấu tạo từ nhiều bộ phận, linh kiện khác nhau. Nếu một trong các bộ phận bị lắp lệch, không đúng vị trí sẽ có thể khiến máy ép chậm không vaod điện. Nguyên nhân có thể là do người dùng chưa tìm hiểu kỹ về cách tháo lắp các thiết bị hoặc không biết cách lắp ráp các bộ phận đúng nhất.

Trong trường hợp này, bạn cần rút điện và tiến hành kiểm tra các bộ phận của máy xem đã được lắp đúng khớp hay chưa. Nếu chưa có kinh nghiệm tháo lắp, bạn nên tham khảo và đọc kỹ hướng dẫn cách tháo lắp máy ép chậm từ nhà cung cấp, các video và tiến hành lắp ráp lại cho đúng thứ tự.

Nếu đang sử dụng máy ép chậm SUNHOUSE, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách tháo lắp và sử dụng máy ở video sau đây:

1.2.2. Khóa an toàn máy ép chậm không được đóng khít

Một số loại máy ép chậm được trang bị khóa an toàn giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nếu khóa an toàn không được đóng khít thì máy ép chậm sẽ không hoạt động.

Lúc này, bạn cần chú ý kiểm tra và đảm bảo khóa an toàn đã được đóng khít bằng cách ấn khóa khớp sát vào ống tiếp nguyên liệu. Nếu chưa biết cách khóa an toàn, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng để thao tác đúng cách. Nếu khóa an toàn bị mòn hoặc hỏng, cần thay mới để đảm bảo máy ép chậm vận hành hiệu quả.

Khóa an toàn cần đóng khít với phần thân máy để đảm bảo máy hoạt động trơn tru

1.3. Máy ép chậm không chạy do sử dụng không đúng cách

1.3.1. Bị kẹt xơ, bã

Nếu máy ép chậm phải ép lượng lớn thực phẩm, ép các thực phẩm khô, cứng, thực phẩm không được cắt nhỏ thì có thể xảy ra tình trạng bị kẹt xơ, bã. Lúc này máy sẽ hoạt động rất chậm, không liên tục hoặc ngưng chạy đột ngột.

Để khắc phục tình trạng này, bạn chọn chế độ xoay đảo ngược để máy đẩy xơ và bã ra dần. Hiện nay, một số dòng máy ép chậm như SUNHOUSE được trang bị chế độ chống kẹt, khi thực phẩm bị kẹt trong máy, bạn chỉ cần nhấn và giữ nút đảo ngược “Reverse”, trục ép sẽ đảo chiều ngược lại, giúp xơ và bã được đẩy ra dễ dàng.

Trong trường hợp máy kẹt cứng, hãy tháo các bộ phận ra khỏi máy và lấy phần nguyên liệu ra, sau đó khởi động lại máy và tiếp tục ép. Bên cạnh đó, bạn cũng cần vệ sinh sơ máy ép chậm sau mỗi lần sử dụng bằng cách cho một ít nước lọc vào, nhấn khởi động máy để máy ép chậm tráng nước qua, lọc sạch xơ bã bám trong máy.

Ép quá nhiều nguyên liệu, nguyên liệu không được cắt nhỏ có thể khiến xơ, bã bị kẹt trong máy

1.3.2. Tự ngắt khi quá tải

Hiện nay, một số máy ép chậm được trang bị tính năng tự ngắt khi quá tải để đảm bảo an toàn và tuổi thọ của máy. Khi máy hoạt động liên tục trong thời gian dài, nhiệt độ máy quá cao hoặc ép các thực phẩm cứng bị kẹt, máy sẽ ngưng hoạt động để bảo vệ các thiết bị bên trong và tăng tuổi thọ sử dụng.

Trong trường hợp này, bạn cần tắt máy, ngắt nguồn điện và đợi trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút để máy giảm nhiệt độ, sau đó tiếp tục sử dụng để phòng tránh xảy ra chập điện gây cháy nổ.

Một số loại máy ép chậm được trang bị tính năng tự ngắt khi quá tải, khi máy hoạt động liên tục, nhiệt độ cao ép nhiều thực phẩm khô, cứng sẽ ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn

1.4. Máy ép chậm không chạy do động cơ bị hỏng

Khi sử dụng máy ép chậm trong thời gian dài, hệ thống các linh kiện, động cơ máy có thể bị chập điện và hư hại, khiến máy không thể vận hành hiệu quả và trơn tru như lúc đầu. Một số biểu hiện cho thấy động cơ máy đang bị hỏng như máy ép có mùi khét, các bộ phận bị oxy hóa, làm ảnh hưởng đến quá trình máy hoạt động.

Nguyên nhân chủ yếu là do máy không được kết nối với nguồn điện phù hợp, do người dùng sử dụng và bảo quản máy đúng cách, vệ sinh máy sau khi sử dụng. Trong trường hợp này, bạn cần ngắt nguồn điện, rút phích cắm và tiến hành kiểm tra máy.

Nếu phát hiện lỗi động cơ bị hỏng thì cần liên hệ với nhân viên tư vấn của hãng hoặc đem máy đến các cửa hàng, địa chỉ sửa chữa thiết bị điện gia dụng để được đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm xem xét, thay thế linh kiện.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy đúng cách, đặt máy ở những khu vực khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm ướt. Sau mỗi lần sử dụng cần vệ sinh máy cẩn thận và lau khô sạch sẽ.

Động cơ máy ép chậm có thể bị hỏng do sử dụng trong thời gian dài, làm máy ngưng hoạt động

2. Lưu ý khi sử dụng máy ép chậm để tăng độ bền cho máy

Để tránh gặp phải tình trạng máy ép chậm không chạy và tăng độ bền cho máy, sau đây là một số lưu ý khi sử dụng máy ép chậm bạn có thể tham khảo:

  • Tham khảo hướng dẫn sử dụng từ nhà cung cấp để đảm bảo lắp đặt máy đúng cách khi lần đầu sử dụng.
  • Lựa chọn ép thực phẩm phù hợp tùy thuộc vào đặc tính của từng loại máy. Hạn chế ép những loại thực phẩm quá cứng hoặc quá mềm có thể gây kẹt máy, khiến máy vận hành chậm và ngưng hoạt động.
  • Không cho quá nhiều trái cây, rau củ vào ống tiếp nguyên liệu cùng một lúc để tránh quá tải, làm hỏng motor.
  • Sơ chế, cắt nhỏ trái cây trước khi đưa vào máy để tránh kẹt máy và tăng hiệu suất ép. Đối với các nguyên liệu nhiều xơ như cần tây, rau má,... thì nên cắt thành khúc nhỏ từ 2 - 3 cm trước khi ép.
  • Chỉ sử dụng thanh nhồi thực phẩm để đẩy thực phẩm xuống khoang chứa, tránh đưa các vật dụng sắc, nhọn khác (dao, thìa, đũa,...) vào cửa máy khi máy đang hoạt động để tránh tai nạn.
  • Hạn chế sử dụng máy ép chậm liên tục trong thời gian dài. Nếu cần ép nhiều trái cây, nên chia thành nhiều lần ép, mỗi lần ép tối đa không quá 10 phút và để máy nghỉ ngơi giữa các lần ép để tránh quá tải, làm hỏng máy.
  • Vệ sinh máy thường xuyên sau mỗi lần sử dụng để loại bỏ cặn bã trong máy, bảo vệ sức khỏe người dùng cũng như tăng tuổi thọ cho máy.
  • Khi gặp phải vấn đề nghiêm trọng như máy ép chậm bị hỏng hóc, chập cháy động cơ, hãy liên hệ ngay với hãng, các cửa hàng sửa chữa đồ điện gia dụng để được hỗ trợ kịp thời và thay thế linh kiện nếu cần thiết.

Khi sử dụng máy ép chậm cần lưu ý một số vấn đề để tăng tuổi thọ sử dụng cho máy

Bài viết trên đây SUNHOUSE đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các nguyên nhân khiến máy ép chậm không chạy. Trong đó, một số nguyên nhân chính có thể là do nguồn điện, do lắp ráp các bộ phận sai cách, sử dụng và bảo quản máy ép không đúng cách và do động cơ bị hỏng sau thời gian dài sử dụng. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và biết cách xử lý đúng cách, khắc phục tình trạng máy ép chậm không chạy và tăng độ bền cho máy.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khi sử dụng máy ép chậm hoặc cần đặt mua máy ép, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ để được SUNHOUSE hỗ trợ ngay nhé.

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy ép chậm để ép mía vì nguyên lý hoạt động của máy ép chậm là sử dụng lực từ trục ép và dao cắt để ép các loại trái cây, rau củ.
Chi tiết
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn 8 mẫu máy ép chậm dễ vệ sinh, tiện lợi, đáp ứng các tiêu chí giúp bạn lựa chọn được sản phẩm ưng ý. 
Chi tiết
Nhiều người dùng băn khoăn không biết máy ép chậm có công suất bao nhiêu thì tốt. Bài viết dưới đây SUNHOUSE sẽ bật mí cho bạn cách chọn mua máy ép chậm công suất phù hợp.
Chi tiết
1800 6680
Top