Bí quyết - Mẹo vặt

7 công thức nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện con thích mê

26/10/2023 - 09:18 AM

Ngoài việc nấu cơm, nồi cơm điện còn có thể nấu cháo ăn dặm cho trẻ em dễ dàng. Thao tác nấu cháo bằng nồi cơm điện vừa giúp tiết kiệm thời gian công sức, vừa đảm bảo độ dinh dưỡng cao, hỗ trợ các mẹ bỉm sữa rất nhiều trong việc chăm con. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cụ thể các công thức nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện ngon miệng, con thích mê! Đừng bỏ lỡ nhé!

Mẹ bỉm có thể dễ dàng nấu cháo ăn dặm cho bé bằng nồi cơm điện tại nhà vừa tiết kiệm vừa nhanh chóng lại giữ được độ dinh dưỡng

Mẹ bỉm có thể dễ dàng nấu cháo ăn dặm cho bé bằng nồi cơm điện tại nhà vừa tiết kiệm vừa nhanh chóng lại giữ được độ dinh dưỡng

1. 2 ưu điểm khi nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện 

Dưới đây là 2 ưu điểm nổi bật khi nấu cháo cho bé ăn dặm bằng nồi cơm điện:

1.1 Cháo chín đều, mềm mịn, con ăn dặm dễ dàng 

Nếu sơ chế nguyên liệu và nấu cháo ăn dặm không đúng cách có thể khiến thành phẩm bị khô, hôi hoặc hạt cháo bị nát,..., ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và hương vị. 

Lựa chọn nồi cơm điện (đặc biệt là nồi cơm điện tử cao tần) để nấu cháo giúp cháo nở đều, các loại thực phẩm như thịt, cá, rau củ,.. cũng mềm nhanh hơn và vẫn giữ được độ tươi ngon nhờ các đặc điểm vượt trội sau:

  • Cấu tạo, nguyên lý hoạt động: Ruột nồi có thiết kế từ 5 – 9 lớp có khả năng truyền và giữ nhiệt tốt và ổn định. Nồi hoạt động bằng cách tạo ra sóng cao tần, tác động lên thức ăn bên trong nồi, làm nóng và chín thực phẩm bên trong nhanh chóng, mềm nhừ mà không bị nát.

  • Phương pháp nấu/Công nghệ nấu: Nồi cơm điện cao tần sử dụng công nghệ cảm ứng từ gia nhiệt 360 độ giúp đốt nóng mọi phía của nồi từ đáy nồi, thân nồi, giúp cháo chín đều, không bị khê hay sượng như nấu cháo theo cách truyền thống. 

  • Công nghệ cảm biến nhiệt thông minh: Giúp theo dõi và kiểm soát nhiệt độ bên trong dựa trên tình trạng nấu, nồi có thể giảm công suất hoặc chuyển sang chế độ duy trì nhiệt độ ổn định để giữ cháo ấm và ngon, tránh tình trạng nấu quá nhiệt và gây bén nồi.

Nồi cơm điện tử cao tần sở hữu công nghệ cảm ứng từ giúp cháo chín đều. 

Nồi cơm điện tử cao tần sở hữu công nghệ cảm ứng từ giúp cháo chín đều. 

1.2 Nấu cháo nhanh hơn chỉ 40 phút

Thông thường khi nấu cháo với 300 gam gạo bằng cách truyền thống như bếp ga,... sẽ mất khoảng hơn 1 tiếng. Còn nấu bằng nồi cơm điện sẽ nhanh hơn, chỉ mất khoảng 40 - 50 phút.

Nồi cơm điện sẽ làm nóng toàn bộ đáy nồi và xung quanh lòng nồi thay vì chỉ làm nóng đáy nồi như nồi cơm điện cơ. Công nghệ này giúp cho gạo và thực phẩm bên trong chính đều và nhanh hơn.

Nồi cơm điện tử cao tần hiện nay còn được trang bị công nghệ cảm biến nhiệt thông minh rút ngắn thời gian nấu mà vẫn đảm bảo được độ ngon, sánh mịn của cháo

Nồi cơm điện tử cao tần hiện nay còn được trang bị công nghệ cảm biến nhiệt thông minh rút ngắn thời gian nấu mà vẫn đảm bảo được độ ngon, sánh mịn của cháo

2. Nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện cho bé 6 tháng 

Ở 6 tháng tuổi, trẻ thường đã phát triển đặc trưng hệ tiêu hóa khá đặc biệt và có khả năng bắt đầu ăn dặm, dạ dày phát triển đủ để tiếp nhận thức ăn đặc và tiêu hóa tốt.

Ngoài việc bổ sung sữa, mẹ hãy nấu nhiều món cháo với các loại thịt như thịt gà, thịt lợn,... để thêm dinh dưỡng cho bé.

Nhưng cần lưu ý bé 6 tháng chỉ mới tập ăn dặm, nấu cháo thịt bằng nồi cơm điện sẽ giúp cháo nhừ hơn, bé ăn dễ hơn, từ từ thích nghi với món ăn đặc và sẽ ít bị nghẹn hơn.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể các bước nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện với 3 món thịt lợn, thịt gà, cháo rây.

2.1. Nấu cháo thịt lợn bằng nồi cơm điện

Món cháo thịt lợn là món ăn đơn giản, quen thuộc, dễ chế biến, là nguồn bổ sung vitamin D, vitamin nhóm B, giàu kẽm, kali, photpho, sắt và protein. Đây đều là những dưỡng chất rất cần thiết cho quá trình phát triển trí não và thể chất của bé 6 tháng tuổi.

2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn cần chuyển bị đầy đủ nguyên liệu chuẩn bị để nấu cháo cho bé:

Nguyên liệu tươi

Gia vị

Nguyên liệu khác

Gạo

200g

Dầu ăn dặm

1 thìa cà phê

Nước sạch

750ml - 1 lít

Thịt lợn

100 - 200g

Hạt nêm ăn dặm

1 thìa cà phê

   

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món cháo thịt lợn cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món cháo thịt lợn cho bé

2.1.2. Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo: Vo sạch gạo và ngâm nở trong 30 phút 

  • Thịt lợn: Rửa sạch dưới vòi nước lạnh, băm nhỏ. Sau đó bật ga bếp lửa vừa (hoặc bếp từ, hồng ngoại khoảng 800 - 1000 độ), đổ 1 vài giọt dầu ăn dặm vào, xào thịt với một chút hạt nêm ăn dặm dành riêng cho bé.
​​​​​​​Để có thể hiểu rõ và chi tiết hơn về các bước nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện với thịt lợn, bạn có thể tham khảo bài viết Nấu cháo thịt bằm thơm ngon bằng nồi cơm điện.

2.1.3. Thao tác nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện

Bạn đong nước và gạo vào nồi theo tỷ lệ 1:5 hoặc 1:7 theo độ đặc loãng mong muốn. Có thể thêm ít dầu ăn dặm vào để giảm lượng bọt, ngăn hiện tượng trào khi nhiệt độ tăng. Thao tác nấu cháo trên nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử như sau:

1 - Nồi cơm điện tử:

Bước 1: Nhấn nút Tính năng/Function và chọn chế độ nấu cháo thích hợp. Nồi cơm điện tử thông thường sẽ có 2 chế độ nấu: cháo nguyên hạt và cháo nhừ nhưng bạn nên chọn chế độ nấu Cháo nhừ/Congee cho bé 6 tháng tuổi. Đặt thời gian nấu khoảng 40 - 50 phút.

Bước 2: Chọn Tùy chọn gạo/Rice Type option để chọn chế độ nấu thích hợp tùy thuộc vào loại gạo dùng để nấu cháo là gạo hạt ngắn, gạo thơm. Nếu nồi không có chế độ chọn loại gạo thì bạn có thể bỏ qua bước này.  

Bước 3: Nhấn Bắt đầu/Start để bắt đầu quá trình nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện.

Nồi cơm điện tử SUNHOUSE có hai chế độ nấu cháo nguyên hạt và nấu cháo nhừ nhưng hãy chọn chế độ cháo nhừ cho bé 6 tháng tuổi mới tập ăn dặm. 

Nồi cơm điện tử SUNHOUSE có hai chế độ nấu cháo nguyên hạt và nấu cháo nhừ nhưng hãy chọn chế độ cháo nhừ cho bé 6 tháng tuổi mới tập ăn dặm. 

2 - Nồi cơm điện cơ: 

Bước 1: Gạt cần gạt xuống chế độ Nấu/Cook và nấu trong khoảng 25 - 30 phút

Bước 2: Nồi tự động chuyển sang chế độ Ủ ấm/Warm và chờ thêm 15 phút để cháo được mềm hơn. 

Trong khi nấu, bạn nên mở nắp nồi ra và sử dụng muôi để đảo đều cháo khoảng 1 - 2 lần giúp cháo chín đều và sánh mịn. Lưu ý nên sử dụng muôi gỗ hoặc muôi sứ để tránh làm bỏng tay.

​​​​​​​Nếu thấy hơi nước bốc ra nhiều hoặc mở nắp kiểm tra và thấy cháo đang sôi, bạn nên chuyển nồi về chế độ Ủ ấm/Warm ngay lập tức, giúp cháo không bị trào ra ngoài khi nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện.

Gạt cần gạt xuống chế độ Nấu/Cook để tiến hành nấu cháo

Gạt cần gạt xuống chế độ Nấu/Cook để tiến hành nấu cháo bằng nồi cơm điện

Sau khi nồi cơm điện báo hiệu cháo đã chín, hãy làm theo các hướng dẫn sau để hoàn thành món cháo thịt lợn cho bé:

  • Đổ phần thịt băm đã sơ chế vào nồi cháo và khuấy đều. 

  • Đợi nồi ở chế độ Giữ ấm/Warm trong khoảng 20 - 25 phút để cháo sánh mịn hơn. 

  • Nêm nếm lại gia vị cho đến khi cháo có hương vị theo ý muốn là có thể thưởng thức.
Cháo sườn cũng là loại cháo thịt lợn dễ ăn và dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên với bé đang tập ăn dặm, mẹ nên ninh nhừ sườn, lọc riêng thịt và băm nhỏ trước khi cho vào cháo giúp bé dễ ăn hơn. SUNHOUSE đã có hướng dẫn chi tiết 3 cách nấu cháo sườn bằng nồi cơm điện cực đơn giản, các mẹ tham khảo nhé!

2.2. Nấu cháo thịt gà bằng nồi cơm điện

Thịt gà chứa rất nhiều protein, kẽm, sắt và một hàm lượng phospho lớn, giúp cho sự phát triển của cơ thể trẻ về xương, răng và tăng cường hệ miễn dịch nên bổ sung thịt gà trong món cháo cho bé là rất cần thiết. Mẹ có thể lựa chọn phần thịt ở ức gà để món cháo nhanh nhừ hơn, bé dễ ăn hơn.

2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Để hoàn thành các bước nấu cháo cho bé ăn dặm bằng nồi cơm điện với thịt gà thì trước tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như sau:

Nguyên liệu tươi

Gia vị

Nguyên liệu khác

Gạo

200g

Dầu ăn dặm

1 thìa cà phê

Nước

750ml - 1 lít

Thịt gà

100 - 200g

Hạt nêm ăn dặm

1 thìa cà phê

   

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cháo thịt gà

Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cháo nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện với thịt gà

2.2.2. Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo: Vo sạch gạo và ngâm nở trong khoảng 30 phút

  • Thịt gà: Rửa sạch thịt gà bằng nước lạnh. Lọc phần thịt gà khỏi xương và băm nhuyễn phần thịt gà. Bật ga bếp lửa vừa (hoặc bếp từ, hồng ngoại khoảng 800 - 1000 độ), đổ 1 vài giọt dầu ăn dặm vào, phi thơm hành và xào thịt với một chút hạt nêm ăn dặm dành riêng cho bé. 

Lọc phần thịt gà khỏi xương và băm nhỏ trước khi xào chín 

Lọc phần thịt gà khỏi xương và băm nhỏ trước khi xào chín 

2.2.3. Thao tác nấu cháo bằng nồi cơm điện

Tương tự như với thao tác nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện với thịt lợn, bạn đong nước và gạo vào nồi. Hãy thêm ít dầu ăn dặm để giảm lượng bọt, ngăn hiện tượng trào. Sau đó thực hiện thao tác bấm nồi cơm điện như sau:

1- Nồi cơm điện tử:

Bạn nhấn nút Tính năng/Function và chọn chế độ nấu cháo thích hợp: cháo nguyên hạt hoặc cháo nhừ. Chọn loại gạo hạt dài/ngắn và nhấn Bắt đầu/Start để bắt đầu quá trình nấu cháo.

Hướng dẫn các thao tác bấm nút nấu cháo nhừ trên dòng nồi cơm điện tử SHD8955

Hướng dẫn các thao tác bấm nút nấu cháo nhừ trên dòng nồi cơm điện tử SHD8955

2 - Nồi cơm điện cơ: 

Tương tự cách nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện với thịt lợn, bạn bật chế độ nấu trong khoảng 25 - 30 phút và chờ thêm 15 phút khi nồi sang chế độ Ủ ấm/Warm là đã hoàn thành. 

Thao tác nấu cháo bằng nồi cơm điện cơ chỉ cần gạt nút Nấu/Cook

Thao tác nấu cháo bằng nồi cơm điện cơ chỉ cần gạt nút Nấu/Cook

Sau khi nồi cơm điện báo hiệu cháo đã chín, hãy làm theo các hướng dẫn sau để hoàn thành món cháo thịt gà:

  • Đổ phần thịt đã sơ chế vào nồi cháo và khuấy đều. 

  • Đợi nồi ở chế độ "Giữ ấm/Warm" trong khoảng 20 - 25 phút để cháo sánh mịn hơn. 

  • Nêm nếm lại gia vị cho đến khi cháo có hương vị theo ý muốn là có thể thưởng thức.
​​​​​​​​​​​​​​>> Xem thêm bài viết Nấu cháo gà bằng nồi cơm điện: Bí quyết cháo nhừ, ngon ngọt thịt

2.3. Nấu cháo rây bằng nồi cơm điện 

Cháo rây là loại cháo thường không dùng thịt, chỉ dùng nước hầm xương vì thịt không thể được rây qua. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng tăng, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ thì mẹ nên chuyển sang cho con ăn cháo rây từ lượng ít đến nhiều để bé tập quen dần và cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

2.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu như sau:

 

Nguyên liệu tươi

Gia vị

Nguyên liệu khác

Gạo

200g

Dầu ăn dặm

1 thìa cà phê

Nước hầm xương

750ml - 1 lít

Thịt lợn

100 - 200g

Hạt nêm ăn dặm

1 thìa cà phê

   
 

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món cháo rây

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món cháo rây

2.3.2. Sơ chế nguyên liệu

Hãy vo sạch gạo và ngâm ngập nước trong 30 phút để gạo nở

2.3.3. Thao tác nấu cháo bằng nồi cơm điện

Bạn đong nước và gạo vào trong nồi, thêm ít dầu ăn để giảm lượng bọt và ngăn nồi trào ra ngoài. Sau đó thực hiện thao tác bấm nồi cơm điện như sau:

1- Nồi cơm điện tử:

Nhấn nút Tính năng/Function và chọn chế độ nấu cháo thích hợp. Chọn Tùy chọn gạo/Rice type option để chọn chế độ nấu thích hợp tùy thuộc vào loại gạo dùng để nấu cháo là gạo hạt ngắn, gạo hạt dài. Cuối cùng nhấn Bắt đầu/Start để bắt đầu quá trình nấu cháo. Thời gian nấu khoảng 40 - 50 phút là hoàn thành.

2- Nồi cơm điện cơ: 

Bạn gạt chế độ Nấu/Cook và nấu trong khoảng 25 - 30 phút. Khi nồi chuyển sang chế độ Ủ ấm/Warm thì chờ thêm 15 phút là đã hoàn thành.

Sau khi nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện xong, bạn hãy làm theo các bước sau để rây cháo cho bé:

  • Múc cháo ra bát với lượng cháo phù hợp với khẩu phần ăn của bé. 

  • Cho cháo lần lượt từng ít một qua rây sang một bát mới. Dùng muỗng ấn nhẹ cháo trên rây để được mềm mịn

Lưu ý: Bạn cần đảm bảo dụng cụ rây cháo sạch sẽ để không phải đun lại. Nếu bé mới bắt đầu ăn dặm thì mẹ có thể cho thêm 1 ít nước/ sữa rồi rây lại lần 2 để cháo được mịn hơn. 

Đổ cháo đã chín ra rây và dùng thìa rây mịn cháo là bạn đã hoàn thành món cháo rây cho bé

Đổ cháo đã chín ra rây và dùng thìa rây mịn cháo là bạn đã hoàn thành món cháo rây cho bé

3. Nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện cho bé 7 - 9 tháng

Bước sang giai đoạn ăn dặm thứ hai, bé đã làm quen dần với thực phẩm mới nên dễ dàng tiếp nhận thêm các loại hải sản như cá hồi, tôm, cua,… nên bạn có thể tận dụng nấu cháo ăn dặm cho bé. Ở giai đoạn từ 7 - 9 tháng tuổi, bé có thể đã mọc răng sữa nên bạn cần tập cho bé biết phản xạ nhai với độ cứng của thức ăn tăng dần.

Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện với tôm, cá cho bé từ 7 - 9 tháng tuổi:

3.1. Nấu cháo tôm bằng nồi cơm điện

Cháo tôm có chứa vitamin B12 và axit béo omega 3 hỗ trợ rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch cho bé nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm thêm món cháo tôm vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 - 9 tháng tuổi:

3.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Bạn cần chuyển bị đầy đủ nguyên liệu chuẩn bị để nấu cháo cho bé ăn dặm bằng nồi cơm điện với tôm:

Nguyên liệu tươi

Gia vị

Nguyên liệu khác

Gạo

200g

Dầu ăn dặm

1 thìa cà phê

Nước 

750ml - 1 lít

Tôm

100 - 150g

Hạt nêm ăn dặm

1 thìa cà phê

   

Lưu ý: Với bé trên 8 tháng tuổi, bạn có thể thêm 1 - 2 củ hành khô và 1 - 2 nhánh hành lá vào cháo cho bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo tôm dinh dưỡng

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cháo tôm dinh dưỡng

3.1.2. Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo: Vo sạch gạo rồi ngâm nước trong 30 phút để gạo mềm và nhanh chín

  • Hành củ: Lột vỏ rồi rửa sạch, băm nhuyễn

  • Hành lá: Rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ

  • Tôm: Hãy chọn tôm tươi, bóc vỏ, bỏ chỉ lưng, bỏ riêng phần đầu tôm và thịt tôm. Rửa sạch tôm với nước lạnh và băm nhuyễn phần thịt tôm. Xào phần đầu tôm với hành rồi đổ nước, đun đến khi sôi thì lọc đầu tôm lấy phần nước để nấu cháo. Đối với phần thịt tôm, bạn bật ga bếp lửa vừa (hoặc bếp từ, hồng ngoại khoảng 800 - 1000 độ), đổ 1 vài giọt dầu ăn dặm vào, xào thịt tôm với một chút hạt nêm ăn dặm dành riêng cho bé đến khi chín mềm. 

Cần làm sạch và băm nhuyễn tôm trước khi xào chín phần thịt tôm

Cần làm sạch và băm nhuyễn tôm trước khi xào chín phần thịt tôm

3.1.3. Thao tác nấu cháo bằng nồi cơm điện

Bạn đong phần nước và gạo vào nồi. Hãy thêm ít dầu ăn dặm cho bé để giảm lượng bọt, ngăn hiện tượng trào. Tương tự như cách nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện với thịt lợn, thao tác bấm nồi cơm điện như sau:

1- Nồi cơm điện tử:

Bấm nút Tính năng/Function và chọn chế độ nấu cháo thích hợp rồi chọn chế độ nấu tùy thuộc vào loại gạo. Nhấn Bắt đầu/Start để bắt đầu quá trình nấu cháo.

1- Nồi cơm điện cơ: 

Gạt chế độ Nấu/Cook và nấu trong khoảng 25 - 30 phút đến khi nồi chuyển sang chế  độ Ủ ấm/Warm thì hãy chờ thêm 15 phút giúp cháo mềm hơn là đã xong.

Sau khi nồi cơm điện báo hiệu cháo đã chín, hãy làm theo các hướng dẫn sau để hoàn thành món cháo tôm:

  • Đổ phần thịt tôm đã sơ chế vào nồi cháo và khuấy đều. 

  • Đợi nồi ở chế độ Giữ ấm/Warm trong khoảng 20 - 25 phút để cháo sánh mịn hơn. 

  • Nêm nếm lại gia vị cho đến khi cháo có hương vị theo ý muốn là có thể thưởng thức.

Món cháo tôm ăn dặm đầy dinh dưỡng cho bé sau khi hoàn thành

Món cháo tôm ăn dặm đầy dinh dưỡng cho bé sau khi hoàn thành

3.2. Nấu cháo cá bằng nồi cơm điện

Món cháo cá bổ sung nhiều protein, vitamin D,... cho bé thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, kích thích hệ tiêu hóa và dễ hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy, món cháo cá luôn được các mẹ bỉm lựa chọn trong thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện với cá cho bé 7 - 9 tháng tuổi nhanh chóng, dễ dàng:

3.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu đầy đủ bạn cần phải có để nấu món cháo cá cho bé:

Nguyên liệu tươi

Gia vị

Nguyên liệu khác

Gạo

200g

Dầu ăn dặm

1 thìa cà phê

Nước 

750ml - 1 lít

100 - 200g

Hạt nêm ăn dặm

1 thìa cà phê

   

Lưu ý: Đối với các bé trên 8 tháng tuổi, bạn có thể thêm 1 - 2 củ hành khô và 1 - 2 nhánh hành lá vào cháo cho bé.

Nguyên liệu nấu món cháo cá ăn dặm cho bé

Nguyên liệu nấu món cháo cá ăn dặm cho bé

3.2.2. Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo: Vo sạch gạo rồi ngâm nước trong 30 phút để gạo mềm và nhanh chín

  • Hành củ: Lột vỏ rồi rửa sạch, băm nhuyễn

  • Hành lá: Rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ

  • : Rửa sạch cá dưới vòi nước lạnh, có thể sát với ít muối để loại bỏ mùi hôi tanh và giúp cá sạch hơn. Lọc phần thịt cá rồi băm nhuyễn phần thịt. Sau đó bật ga bếp lửa vừa và đổ dầu ăn vào, xào cá với một chút hạt nêm ăn dặm. 

Bạn nên rửa sạch cá với muối để loại bỏ bớt đi mùi tanh của cá

Bạn nên rửa sạch cá với muối để loại bỏ bớt đi mùi tanh của cá

3.2.3. Thao tác nấu cháo bằng nồi cơm điện

Tương tự như nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện với tôm, bạn đong phần nước và gạo vào nồi sau đó thêm dầu ăn để giảm lượng bọt, ngăn hiện tượng trào. Sau đó thực hiện thao tác bấm nồi cơm điện:

1- Nồi cơm điện tử:

Chọn chế độ nấu cháo thích hợp khi bấm nút Tính năng/Function và chọn chế độ nấu cháo thích hợp. Chọn Tùy chọn gạo/Rice type option và nhấn Bắt đầu/Start để bắt đầu quá trình nấu cháo.

2- Nồi cơm điện cơ: 

Gạt nút Nấu/Cook và nấu trong khoảng 25 - 30 phút. Khi nồi chín chuyển chế độ Ủ ấm/Keep warm, hãy chờ thêm 15 phút để cháo mềm hơn là đã hoàn thành. 

Sau khi cháo xong, hãy làm theo các hướng dẫn sau để hoàn thành món cháo tôm:

  • Đổ phần thịt cá đã sơ chế vào nồi cháo và khuấy đều. 

  • Đợi nồi ở chế độ Giữ ấm/Warm trong khoảng 20 - 25 phút để cháo sánh mịn hơn. 

  • Nêm nếm lại gia vị cho đến khi cháo có hương vị theo ý muốn là có thể thưởng thức.

Món cháo cá cho bé 7 - 9 tháng tuổi ăn dặm sau khi nấu bằng nồi cơm điện

Món cháo cá cho bé 7 - 9 tháng tuổi ăn dặm sau khi nấu bằng nồi cơm điện

4. Nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện cho bé trên 9 tháng

Bước vào giai đoạn trên 9 tháng tuổi, bé đã làm quen với chuyện mọc răng và hệ tiêu hóa tốt hơn hẳn nên bé có thể cắn, nhai trơn tru hơn. Bạn nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm dinh dưỡng để đa dạng thực đơn như trứng, tim lợn/gà,... Dưới đây, SUNHOUSE sẽ hướng dẫn bạn cách nấu món cháo tim và cháo lòng đỏ trứng bằng nồi cơm điện:

4.1. Nấu cháo tim bằng nồi cơm điện

Tim lợn (hoặc tim bò) cung cấp nhiều khoáng chất như sắt, kẽm,.. cùng các chất béo tăng thêm dinh dưỡng cho bé từ 7 - 9 tháng tuổi. Dưới đây là gợi ý cách nấu cháo cho bé ăn dặm bằng nồi cơm điện với tim:

4.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu đầy đủ bạn cần phải có để nấu món cháo tim cho bé:

Nguyên liệu tươi

Gia vị

Nguyên liệu khác

Gạo

200g

Dầu ăn dặm

1 thìa cà phê

Nước 

750ml - 1 lít

Tim lợn/gà

100 - 200g

Hạt nêm ăn dặm

1 thìa cà phê

   

Lưu ý: Bé trên 9 tháng tuổi đã có thể ăn được hành nên bạn có thể thêm khoảng 1 - 2 củ hành khô và 1 - 2 nhánh hành lá.

4.1.2. Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo: Vo sạch gạo rồi ngâm nước trong 30 phút để gạo mềm và nhanh chín

  • Hành củ: Lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn

  • Hành lá: Rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ

  • Tim lợn/gà: Rửa sạch tim dưới vòi nước lạnh, loại bỏ những gân máu. Mẹo để loại bỏ mùi hôi của tim là hãy ngâm với sữa tươi không đường khoảng 10 phút. Bạn cần băm nhuyễn tim gà/lợn ra rồi mang đi xào chín với gia vị ăn dặm.

Sơ chế các nguyên liệu nấu cháo tim cho bé

Sơ chế các nguyên liệu nấu cháo tim cho bé

4.1.3. Thao tác nấu cháo bằng nồi cơm điện

Đổ lượng nước và gạo đã chuẩn bị sẵn vào nồi cơm điện, thêm ½ thìa dầu ăn để tránh bọt, cháo trào ra khỏi nồi. Sau đó thực hiện thao tác bấm nồi cơm điện như sau:

1- Nồi cơm điện tử:

Tương tự như cách nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện với thịt lợn, bạn thao tác bấm nồi cơm điện lần lượt như sau:

Bước 1: Bấm Tính năng/Function và chọn chế độ nấu cháo thích hợp 

Bước 2: Chọn Tùy chọn gạo/Rice type option để chọn chế độ nấu 

Bước 3:Nhấn Bắt đầu/Start để bắt đầu quá trình nấu cháo.

2- Nồi cơm điện cơ: 

Gạt nút Nấu/Cook và nấu trong khoảng 25 - 30 phút. Chờ thêm 15 phút khi nồi chuyển sang chế độ Ủ ấm/Warm là phần cháo đã hoàn thành. 

Sau khi cháo chín, hãy làm theo các hướng dẫn sau để hoàn thành món cháo tim:

  • Cho phần tim đã qua sơ chế vào nồi cháo và khuấy đều. 

  • Đợi nồi ở chế độ "Giữ ấm/Warm" trong khoảng 20 - 25 phút để cháo sánh mịn hơn. 

  • Thêm và nêm nếm gia vị cho đến khi cháo có hương vị theo ý muốn là có thể thưởng thức.

Món cháo tim ăn dặm cho bé sau khi được nấu bằng nồi cơm điện

Món cháo tim ăn dặm cho bé sau khi được nấu bằng nồi cơm điện

4.2. Nấu cháo lòng đỏ trứng bằng nồi cơm điện

Lòng đỏ trứng có nhiều sắt, vitamin A, kẽm, chất béo,... có lợi cho sự phát triển não bộ, hệ thống miễn dịch và sự phát triển tổng thể của bé. Cách nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện với lòng đỏ trứng vừa đơn giản lại giữ nguyên vẹn được chất dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo công thức dưới đây:

4.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Trước khi nấu hãy chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cho món cháo lòng đỏ trứng:

Nguyên liệu tươi

Gia vị

Nguyên liệu khác

Gạo

200g

Dầu ăn dặm

1 thìa cà phê

Nước 

750ml - 1 lít

Trứng gà

1 quả

Hạt nêm ăn dặm

1 thìa cà phê

   

Lưu ý: Bé trên 9 tháng tuổi đã có thể ăn được hành nên bạn có thể thêm khoảng 1 - 2 củ hành khô và 1 - 2 nhánh hành lá.

4.2.2. Sơ chế nguyên liệu

  • Gạo: Vo sạch gạo rồi ngâm nước trong 30 phút để gạo mềm và nhanh chín

  • Hành củ: Lột vỏ rồi rửa sạch, băm nhuyễn

  • Hành lá: Rửa sạch rồi cắt thành khúc nhỏ

  • Trứng gà: Tách phần lòng đỏ trứng, thêm hạt nêm ăn dặm và hành củ, hành lá rồi khuấy đều tay để đánh tan

Sơ chế nguyên liệu làm cháo trứng lòng đỏ cho bé trên 9 tháng ăn dặm

Sơ chế nguyên liệu làm cháo trứng lòng đỏ cho bé trên 9 tháng ăn dặm

4.2.3. Thao tác nấu cháo bằng nồi cơm điện

Tương tự như cách nấu cháo tim, bạn cho gạo và nước đã chuẩn bị sẵn vào nồi cơm điện đồng thời thêm 1 thìa dầu ăn vào để giảm lượng bọt, ngăn hiện tượng trào khi nồi cháo sôi. Sau đó thực hiện thao tác nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện như sau:

1- Nồi cơm điện tử:

Bấm nút Tính năng/Function, chọn chế độ nấu cháo thích hợp. Bấm tiếp Tùy chọn gạo/Rice type option để chọn chế độ nấu thích hợp. Bấm Bắt đầu/Start để bắt đầu quá trình nấu cháo.

2- Nồi cơm điện cơ: 

Nấu cháo ở chế độ Nấu/Cook trong khoảng 25 - 30 phút. Chờ thêm 15 phút khi nồi chuyển sang chế độ Ủ ấm/Warm để hoàn thành phần cháo. 

Để hoàn thành món cháo lòng đỏ trứng, hãy làm theo các hướng dẫn sau:

  • Đổ phần lòng đỏ trứng đã được đánh tan vào nồi cháo và quấy liên tục để trứng không bị vón cục

  • Đợi nồi ở chế độ "Giữ ấm/Warm" trong khoảng 5 - 10 phút để cháo mịn và trứng chín hẳn 

  • Nêm nếm thêm gia vị cho đến khi cháo có hương vị theo ý muốn là có thể thưởng thức.

Món cháo trứng lòng đỏ ăn dặm cho bé nấu bằng nồi cơm điện sau khi hoàn thành

Món cháo trứng lòng đỏ ăn dặm cho bé nấu bằng nồi cơm điện sau khi hoàn thành

Nấu cháo ăn dặm bằng nồi cơm điện là mẹo giúp mẹ chăm sóc trẻ tiện lợi, tiết kiệm thời gian và đảm bảo cho bé một bữa ăn ngon và an toàn. Hy vọng với 7 công thức nấu cháo cho bé ăn dặm bằng nồi cơm điện trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng nấu được những bữa ăn dặm thơm ngon, dinh dưỡng cho bé tại nhà.  

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại câu hỏi dưới phần bình luận để SUNHOUSE giải đáp nhé!

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bạn đang muốn tự tay lắp đặt bếp từ đôi cho căn bếp của mình? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết từng bước, từ khâu chuẩn bị dụng cụ đến hoàn thành việc lắp đặt, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Chi tiết
Nồi cơm điện 1.8L là loại nồi to và dùng trong gia đình đông người (4-6 người). Tuy nhiên, thực tế ở nhiều loại nồi, vì lượng gạo nấu vào nhiều nên rất khó cho ra cơm dẻo ngon. Vậy đâu là tiêu chí để lựa chọn được một chiếc nồi cơm điện giá rẻ nhưng nấu ngon, đặc biệt cho nhiều người?
Chi tiết
Bạn đang tìm kiếm kích thước bếp điện từ đôi phù hợp cho căn bếp? Bài viết này sẽ cung cấp toàn bộ kích thước bếp từ âm đôi chuẩn nhất cho nhù cầu và diện tích bếp. Xem ngay!
Chi tiết
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu bếp điện từ với đa dạng chủng loại khiến khách hàng có chút khó khăn trong việc lựa chọn. Vậy làm thế nào để chọn mua được chiếc bếp điện từ ưng ý, phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình? Tiêu chí lựa chọn bếp điện từ như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, mời bạn tham khảo kinh nghiệm mua bếp điện từ theo 11 tiêu chí hàng đầu trong bài viết dưới đây.
Chi tiết
Nồi chiên không dầu không chỉ chiên, nướng thực phẩm mà còn có khả năng rã đông thực phẩm một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả. Cùng SUNHOUSE tìm hiểu các bước rã đông thực phẩm bằng nồi chiên không dầu nhanh chóng và đúng cách trong bài viết dưới đây!
Chi tiết
Với các chức năng nồi chiên không dầu, chị em nội trợ sẽ dễ dàng sáng tạo hàng trăm món ăn như chiên, nướng, quay, hấp, sấy khô, làm bánh,... chỉ với 1 vài thao tác đơn giản
Chi tiết
Bếp điện âm (hay bếp điện từ âm) là loại bếp được thiết kế để lắp chìm xuống mặt bếp, tạo thành một mặt phẳng liền mạch với mặt bếp. Thiết kế lắp bếp điện âm giúp tạo ra không gian bếp gọn gàng, sang trọng, dễ dàng vệ sinh và lau chùi hơn. 
Chi tiết
Nồi chiên không dầu là một thiết bị nhà bếp ngày càng được ưa chuộng bởi khả năng nấu nướng đa dạng, tiện lợi và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn nồi chiên không dầu có tốn điện không. Cùng SUNHOUSE tìm hiểu 4 lý do nồi chiên không dầu KHÔNG tốn điện và công suất nồi chiên không dầu trong bài viết sau!
Chi tiết
Máy ép trái cây là một công cụ hữu ích giúp bạn nhanh chóng và thuận tiện lấy nước ép tươi ngon và giàu dinh dưỡng từ trái cây. Tuy nhiên, khi sử dụng máy ép, có trường hợp khách hàng phản ánh về hiện tượng cảm giác tay bị giật điện nhẹ khi tiếp xúc với bã ép. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân của tình trạng này và những điều cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm máy ép trái cây.
Chi tiết
Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm đang là vấn đề đáng báo động tại Việt Nam và cả thế giới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của mỗi người. Thế nhưng bạn lại chưa nắm rõ được thực trạng nguồn nước bị ô nhiễm tại Việt Nam như thế nào, chưa biết cách khắc phục để mang lại nguồn nước sạch, an toàn? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn tình trạng nước sinh hoạt bị ô nhiễm tại Việt hiện nay, các nguyên nhân chủ yếu và hướng khắc phục hiệu quả, an toàn. Mời bạn cùng theo dõi!
Chi tiết
1800 6680
Top