Tư vấn mua Máy lọc nước

Hướng dẫn bơm hơi bình áp máy lọc nước an toàn, chính xác

28/12/2023 - 11:03 AM

Thông thường, khoảng từ sau 18 - 24 tháng sử dụng, khí nén trong bình áp bị hao hụt, bóng cao su bị xẹp dẫn đến không còn đủ lực để đẩy nước lên vòi hoặc có nhưng rất yếu, làm gián đoạn nhu cầu sử dụng của gia đình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn cách bơm bình áp máy lọc nước “chuẩn chỉnh”, nhanh chóng chỉ với 3 bước. Mời bạn cùng theo dõi! 

Cách bơm bình áp

Cách bơm bình áp máy lọc nước “chuẩn chỉnh” chỉ với 3 bước cực đơn giản và nhanh chóng  

1. Bước 1: Chuẩn bị trước khi bơm bình áp máy lọc nước

Trước khi bơm bình áp máy lọc nước, bạn cần thực hiện các thao tác chuẩn bị để đảm bảo quá trình bơm diễn ra thuận lợi, đảm bảo an toàn. Cụ thể: 

1.1. Chuẩn bị dụng cụ bơm bình áp máy lọc nước 

Để bơm khí cho bình áp máy lọc nước, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các công cụ và vật dụng sau:

  • 1 cái chậu/ thau lớn dùng để hứng nước từ bình áp chảy ra trong quá trình bơm thêm khí.

  • 1 bơm xe đạp hoặc bơm tay có đồng hồ đo áp suất.

  • Rơle hoặc máy đo áp suất để đo áp suất của bình áp sau khi bơm. 

Các dụng cụ bơm khí

Các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi thực hiện bơm khí cho bình áp máy lọc nước 

1.2. Ngắt nguồn điện & Khóa van cấp nước

Để đảm bảo an toàn trong quá trình bơm hơi vào bình áp, tránh trạng nước rò rỉ ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong hệ thống lọc, bạn cần ngắt nguồn điện và khóa van nguồn cấp nước của máy lọc. Tiếp đến, bạn mở cửa tủ máy lọc, khóa van bình áp, rút dây cấp nước rồi mới nhấc bình áp ra ngoài. 

rút nguồn điện

Rút nguồn điện và khóa van cấp nước cho máy lọc để đảm bảo an toàn và tránh gây rò rỉ nước khi lấy bình áp ra ngoài

Sau một thời gian sử dụng, thỉnh thoảng máy lọc nước gặp tình trạng bơm liên tục gây lãng phí nước và điện. Nguyên nhân và cách xử lý vấn đề này như thế nào? Cùng SUNHOUSE tìm hiểu trong bài viết máy lọc nước bơm liên tục để có thêm kinh nghiệm xử lý vấn đề này nhanh chóng, đơn giản tại nha nhé!

Tùy vào từng thương hiệu, mẫu mã bình áp máy lọc nước mà quy trình bơm khí sẽ có sự khác biệt đôi chút. Bạn có thể tham khảo cách lắp đặt máy lọc nước của SUNHOUSE qua bài 99. cách lắp đặt máy lọc nước để dễ hình dung hơn về cấu tạo, cách thức hoạt động của máy lọc nước. Từ đó, giúp bạn thực hiện các thao tác bơm khí cho bình áp dễ dàng và chính xác hơn. 

2. Bước 2: Mở khóa van bình áp để nước chảy ra ngoài 

Sau khi lấy được bình áp ra ngoài, bạn cần kiểm tra bình áp bằng cách mở khóa van cho nước chảy ra ngoài. Nếu nước chảy hết ra ngoài có nghĩa là bình áp vẫn hoạt động bình thường và tình trạng không có nước ở vòi hoặc nước chảy yếu là do máy lọc nước đang gặp phải các lỗi khác.

Trong trường hợp, nước trong bình áp vẫn còn, không chảy được hết ra ngoài là bình áp đang bị hết/thiếu khí và cần nạp thêm khí để máy lọc có thể hoạt động bình thường.

Mở van bình áp

Mở van bình áp cho nước chảy ra ngoài, nếu nước chảy yếu chứng tỏ bình áp đang hết khí và cần bơm thêm 

Lưu ý: Bạn cần đặt bình áp vào trong chậu đã chuẩn bị sẵn rồi mới mở khóa van bình áp, tránh tình trạng nước chảy ra sàn nhà gây trơn trượt. 

3. Bước 3: Nạp khí cho bình áp máy lọc nước 

Bạn tháo nắp van khí trên thân hoặc dưới đáy bình áp máy lọc nước, sau đó cho đầu bơm vào và tiến hành bơm cho nước trong bình chảy hết ra ngoài. Nếu nhà bạn có máy bơm tay thì thực hiện bơm tương tự như khi bơm lốp xe bình thường cho đến thấy nặng tay là được. Sau đó, rút đầu bơm và cho rơ le áp suất vào van khí để đo áp suất không khí trong bình. Nếu màn hình hiển thị thông số từ 5 - 10 psi hoặc 34 - 68 kpa thì có nghĩa là bình áp đã đủ khí. 

Trong trường hợp, nhà bạn có bơm tay đã được trang bị sẵn đồng hồ đo áp suất thì chỉ cần bơm thêm cho bình áp khoảng từ 1.0 - 1.2 kg khí. Không nên nạp thừa quá số khí trên vì có thể làm áp suất trong bình vượt quá mức cho phép tạo áp lực khiến bóng khí cao su trong bình bị nổ. 

Lưu ý: Bạn nên bơm từ từ, một lần chỉ khoảng 2 - 3 lần nhấn bơm, sau đó thực hiện đo áp suất để tránh tình trạng bơm quá mạnh hoặc quá nhiều lần khiến bong bóng chứa khi bị căng dẫn đến nổ gây nguy hiểm. 

4. Bước 4: Lắp bình áp máy lọc nước vào vị trí ban đầu 

Vặn lại nắp van khí cho bình áp, sau đó lau sạch nước xung quanh bình. Tiếp đến, bạn đặt bình áp trở lại vị trí cũ trên máy lọc, lắp lại đường ống dẫn nước và mở khóa van bình áp. 

Lắp bình lại vị trí cũ

Lắp bình áp lại vị trí cũ trên hệ thống lọc, lắp lại đường ống dẫn nước và mở khóa van bình áp để nước tinh khiết chảy vào 

Gia đình bạn đang chuẩn bị mua máy lọc nước nhưng đang băn khoăn lắp máy lọc nước như thế nào? Đọc ngay bài viết hướng dẫn lắp máy lọc nước của SUNHOUSE hướng dẫn chi tiết với 3 thao tác đơn giản, bạn có thể lắp máy lọc nước tại nhà.

5. Bước 5: Sau khi bơm bình áp máy lọc nước

Để đảm bảo máy lọc nước hoạt động ổn định, không xảy ra trục trặc làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng, sau khi bơm khí cho bình áp, bạn cần thực hiện các thao tác kiểm tra sau: 

5.1 Mở khóa van cấp nước đầu vào & Nguồn điện 

Sau khi đặt bình áp vào vị trí cũ, lắp lại đường ống dẫn nước, bạn thực hiện mở khóa van cấp nước đầu vào và cắm nguồn điện cho máy lọc. 

Cắm nguồn điện và mở van

Cắm nguồn điện và mở van khóa nước đầu vào để khởi động lại máy lọc 

5.2 Kiểm tra tổng quan bình áp máy lọc nước 

Bạn có thể dựa trên cảm quan hoặc sử dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra hoạt động của bình áp máy lọc nước. Cụ thể: 

1 - Kiểm tra dựa trên cảm quan 

Nếu sau khi nạp khí xong, trong bình áp không còn nước, khi cầm lên nhẹ tay thì chứng tỏ bạn đã thực bơm khí thành công và bình áp đã có thể hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu nạp khí xong mà trong bình áp vẫn có nước, khi bơm phát ra tiếng ọc ọc và nước không chảy ra ngoài thì có lẽ bình áp của bạn đã bị thủng hoặc rò khí. Lúc này, bạn cần liên hệ đến đội ngũ kỹ thuật viên để được hỗ trợ thay bình áp mới. 

2 - Kiểm tra bằng dụng cụ chuyên dụng 

Bạn có thể dùng rơ le hoặc máy đo áp suất để kiểm tra áp suất khí trong bình áp sau khi bơm. Thông thường, áp suất bình áp lý tưởng sau khi đã đẩy hết nước ra ngoài nên nằm trong khoảng 0,4 - 0,6 kg/cm2 hoặc 5 - 10 psi. Nếu vượt quá mức này thì áp lực nước tinh khiết sẽ không thể đẩy được áp lực bóng khí dẫn đến nước không thể chảy vào bình áp. Ngược lại, nếu thấp hơn mức này, bình áp sẽ không có đủ lực để nước lên vòi. 

Cho đầu máy dò áp suất vào van

Cho đầu máy đo áp suất vào van khí để kiểm tra lượng áp suất có trong bình áp máy lọc nước 

Trên đây là những thao tác bơm bình áp máy lọc nước tham khảo, nếu bạn lo lắng bản thân thực hiện sai thì nên lên hệ đến trung tâm bảo hành hoặc dịch vụ sửa chữa máy lọc nước uy tín để được hỗ trợ nạp khí cho bình áp nhanh chóng nhất. 

Máy lọc nước nhà bạn bị lỗi không ra nước hoặc ra ít nước, nhưng bạn chưa tìm được nguyên nhân từ đâu. Đáp án có ngay trong bài viết Tổng hợp 13+ cách sửa máy lọc nước nhanh chóng tại nhà giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách xử lý nhanh chóng.

6. 4 Mẹo hạn chế bình tình trạng bình áp máy lọc nước hết khí/không đủ khí đột ngột

Thông thường, sau một thời sử dụng, bong bóng khí trong bình áp sẽ xẹp khiến bình áp không còn đủ lực để đẩy nước tinh khiết lên vòi. Chính vì thế, để hạn chế tình trạng bình áp không đủ khí/ hết khí đột ngột làm gián đoạn nhu cầu sử dụng nước của gia đình, bạn có thể tham khảo 4 “mẹo” dưới đây: 

6.1 Thường xuyên kiểm tra áp suất bình áp

Lượng khí nén bên trong bình áp có thể thoát ra ngoài sau một thời gian sử dụng. Thế nên, bạn cần định kỳ kiểm tra áp suất khí nén trong bình áp khoảng 1 - 2 tháng/lần. Nếu áp suất thấp hơn mức khuyến cáo của nhà sản xuất (dưới 5 - 7 psi), bạn cần bơm thêm hơi cho bình áp để tránh tình trạng hết khí đột ngột.

6.2 Định kỳ kiểm tra bóng khí của bình áp máy lọc nước

Bóng cao su chứa khí bên trong bình áp có nhiệm vụ tạo áp lực để đẩy nước bên trong bóng chứa nước lên vòi. Sau khoảng 18 - 24 tháng sử dụng, lượng khí trong bóng cao su sẽ xẹp dần, thế nên bạn cần kiểm tra định kỳ để bảo bóng cao su vẫn ở trạng thái hoạt động ổn định, bằng cách tháo bình áp và đem đi cân, nếu cân nặng dưới 20kg thì bóng cao su đã bị xẹp và bạn cần bơm thêm khí cho máy lọc. 

6.3 Kiểm tra nguồn nước đầu vào

Nguồn nước đầu vào máy lọc nước cần có áp lực đủ mạnh để đẩy nước qua các lõi lọc xuống bình áp để tích trữ. Nếu tháo đường ống dẫn nước đầu vào và kiểm tra thấy áp lực nước quá yếu thì bạn nên lắp thêm máy bơm tăng áp để tăng áp lực nước đầu vào cho máy lọc. 

6.4 Thay lõi lọc nước định kỳ

Hệ thống lõi lọc của máy lọc nước có thể bị tắc nghẽn do tích tụ cặn bẩn sau thời gian dài sử dụng khiến nước không thể thẩm thấu qua để xuống bình áp. Do đó, bạn cần định kỳ thay lõi lọc theo khuyến cáo của nhà sản xuất từ 3 - 9 tháng đối với lõi lọc thô, 12 - 18 tháng đối lõi lọc chức năng và 24 - 36 tháng đối với màng lọc RO. 

Thường xuyên kiểm tra bình áp

Cần thường xuyên kiểm tra bình áp và hệ thống lõi lọc để đảm bảo máy lọc nước luôn hoạt động ổn định

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn cách bơm bình áp máy lọc nước đơn giản, nhanh chóng có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng với thông tin từ bài viết trên đã giúp bạn biết cách bơm khí cho bình áp máy lọc nước của mình, đồng thời nắm được một số mẹo hạn chế được tình trạng bình áp hết khí đột ngột, ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của gia đình. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới, SUNHOUSE sẽ giải đáp cho bạn nhanh chóng nhất! 

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bạn đang có ý định mua máy lọc nước để bàn nhưng vẫn còn phân vân không biết nên chọn máy lọc nước để bàn hay những dòng máy lọc nước khác. Thế nên, muốn tìm hiểu thật kỹ các thông tin liên quan đến máy lọc nước để bàn như thiết kế, cấu tạo, ưu/nhược điểm,... so với các dòng máy lọc nước khác rồi mới đưa ra quyết định. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn “tất tần tật’ thông tin liên quan đến máy lọc nước để bàn, giúp bạn có góc nhìn tổng quan hơn, từ đó đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất cho mình!
Chi tiết
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm máy lọc nước RO SUNHOUSE, Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE gửi thông báo tới Quý khách hàng về việc thay đổi layout lắp ráp lõi lọc và linh kiện của một số sản phẩm máy lọc nước RO.
Chi tiết
Bạn đang có ý định mua máy lọc nước RO nhưng lại chưa hiểu rõ về sơ đồ điện của máy nên muốn tìm hiểu thật kỹ để hỗ trợ việc lắp đặt các bộ phận, nối đường dây dẫn nước sau này dễ dàng, thuận tiện hơn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn “tất tần tật” các thông tin liên quan đến sơ đồ điện máy lọc nước RO, giúp bạn nắm được vai trò nắm được nguyên lý hoạt động và vai trò của từng bộ phận trong máy lọc.
Chi tiết
1800 6680
Top