Tư vấn mua Máy ép chậm

So sánh máy ép chậm trục ngang và trục đứng dựa theo 9 tiêu chí

08/04/2024 - 12:05 AM

Máy ép chậm trục ngang và trục đứng đều là hai sản phẩm dùng để ép hoa quả và rau củ nhưng lại có sự khác nhau rõ rệt về thiết kế, nguyên lý hoạt động, loại thực phẩm ép được, thao tác, thời gian ép,.. Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn máy ép chậm trục ngang hay trục đứng, loại nào mang lại hiệu quả tốt hơn, hãy cùng SUNHOUSE so sánh máy ép chậm trục ngang và trục đứng dựa theo 9 tiêu chí trong bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chí so sánh

Máy ép chậm trục ngang

Máy ép chậm trục đứng

Thiết kế

Nằm theo phương ngang, thiết kế to, chiếm nhiều không gian bếp.

Nằm theo phương dọc, thiết kế nhỏ gọn, không chiếm nhiều không gian.

Nguyên lý hoạt động

Nghiền ép theo phương nằm ngang.

Nghiền ép theo phương thẳng đứng.

Thời gian ép

Chậm hơn

Nhanh hơn

Loại thực phẩm ép được

Chủ yếu các loại rau mà không cần cắt ngắn, nhất là rau má, cần tây…

Chủ yếu các loại trái cây rau củ, nhất là các loại cứng.

Thao tác ép

Phải tác động bằng bộ đẩy

Dễ dàng đưa nguyên liệu xuống dưới.

Vệ sinh 

Mất thời gian vệ sinh

Mất thời gian vệ sinh

Giá thành 

Cao hơn (Khoảng từ 2.000.000 - 6.000.000 VNĐ)

Thấp hơn (Khoảng từ 1.000.000 - 4.000.000 VNĐ)

1. 3 điểm giống nhau giữa máy ép chậm trục ngang và trục đứng

1.1. Cấu tạo 

Máy ép chậm trục ngang và trục đứng đều có cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính là động cơ giảm tốc và trục vít. Ngoài ra, cả 2 máy còn có một số các bộ phận cơ bản khác như Thanh đẩy, Nắp đậy, Khoang chứa, Lưỡi dao cắt, Trục ép, Cối lọc, Cối ép, Đường ra bã/Kem và Đường ra nước ép, Thân máy, Công tắc, Cốc hứng nước ép/Cốc hững bã.

Máy ép chậm trục ngang và trục đứng đều có cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính là động cơ giảm tốc và trục vít.

Máy ép chậm trục ngang và trục đứng đều có cấu tạo bao gồm 2 bộ phận chính là động cơ giảm tốc và trục vít.

1.2. Ép được đa dạng các loại rau củ quả, trái cây

Máy ép chậm trục ngang và máy ép chậm trục đứng hoạt động dựa theo nguyên lý nén chậm các loại thực phẩm bằng trục xoắn. Khi cho nguyên liệu vào, trục xoắn của máy sẽ bắt đầu di chuyển, quay chậm sau đó bóc tách và nén các loại rau củ quả, trái cây cứng hoặc mềm để lấy nước. Trong quá trình này, trục xoắn đóng vai trò quan trọng không chỉ giúp phá vỡ các tế bào của rau củ, trái cây mà còn hỗ trợ vắt kiệt toàn bộ nước và chất dinh dưỡng có bên trong thực phẩm. 

Về cơ bản, hai loại máy ép chậm có nhiều điểm tương đồng trong cấu tạo và nguyên lý hoạt động giúp chúng ép được hầu hết các loại rau, củ, quả.

Về cơ bản, hai loại máy ép chậm có nhiều điểm tương đồng trong cấu tạo và nguyên lý hoạt động giúp chúng ép được hầu hết các loại rau, củ, quả.

1.3. Ép kiệt rau củ quả, bảo toàn dưỡng chất có trong nước ép

Máy ép chậm trục ngang và máy ép chậm trục đứng có trục xoắn luôn quay và ép thực phẩm với tốc độ chậm để bảo toàn các chất dinh dưỡng, đồng thời ép được tối đa lượng nước có trong nguyên liệu, giữ độ ngon, nguyên chất gấp 3 - 5 lần so với máy ép thường. 

Máy ép chậm còn cho ra lượng bã rất ít, tức là máy đã vắt kiệt và đảm bảo là không còn một lượng nước quá lớn còn sót lại trong bã. Sau khi ép xong, thành phẩm nước ép sẽ không bị oxy hóa, có màu sắc bắt mắt và giữ được hương vị thơm mát, đậm đà đặc trưng.

2. 9 điểm khác nhau giữa máy ép chậm trục ngang và trục đứng

2.1. Thiết kế sản phẩm

Đối với máy ép chậm trục đứng, phần trục nằm dọc và dài theo phương thẳng đứng nên tổng thể máy nhỏ gọn, có kích thước tối ưu. Máy ép chậm trục ngang tuy thấp nhưng to và cồng kềnh hơn vì phần trục dài ra theo chiều ngang, chiếm nhiều diện tích. 

Do đó, máy ép chậm trục đứng sẽ phù hợp với không gian bếp vừa và nhỏ hoặc những gia đình đang có nhu cầu tiết kiệm tối đa diện tích bếp. Ngược lại, nếu bạn có không gian bếp rộng rãi và thoải mái hơn thì máy ép chậm trục ngang có thể là một lựa chọn phù hợp.

Máy ép chậm trục ngang có thiết kế to, cồng kềnh và chiếm nhiều không gian bếp hơn máy ép chậm trục đứng.

Máy ép chậm trục ngang có thiết kế to, cồng kềnh và chiếm nhiều không gian bếp hơn máy ép chậm trục đứng.

2.2. Nguyên lý hoạt động

Máy ép chậm trục ngang và máy ép chậm trục đứng đều hoạt động dựa vào nguyên lý ép tách bằng trục xoắn bao gồm các bước như đưa nguyên liệu vào đầu tiếp, đẩy nguyên liệu xuống khoang ép, tách nước ép và bã theo 2 đường khác nhau. 

Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản nằm ở phương hướng của trục xoắn dẫn đến tính chất hoạt động và lực ép của từng loại cũng khác nhau. Máy ép chậm trục ngang sẽ có cấu tạo phần trục xoắn nằm ngang còn máy ép chậm trục đứng sẽ có phần trục xoắn nằm theo phương thẳng đứng. Vì vậy, khi sử dụng máy ép chậm trục đứng để ép thực phẩm, bạn sẽ thấy thiết bị này tạo ra một lực ép tương đối mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao.

Máy ép chậm trục đứng hoạt động dựa trên nguyên lý nén chậm rau củ quả, vắt kiệt nước và cho ra bã khô ráo. 

Máy ép chậm trục đứng hoạt động dựa trên nguyên lý nén chậm rau củ quả, vắt kiệt nước và cho ra bã khô ráo. 

2.3. Loại thực phẩm ép được 

Máy ép chậm trục đứng có thể ép được mọi loại thực phẩm mềm, cứng hay các loại rau chứa nhiều xơ. Nguyên nhân là do máy ép chậm trục đứng có tốc độ vòng quay chậm, có thể từ từ bóc tách từng tế bào và vắt kiệt nước có trong thực phẩm. Khi thực phẩm được đưa vào ống tiếp, trục vít sẽ đẩy nguyên liệu vào lưới lọc, bộ phận tách bã sẽ tách riêng nước và bã, sản phẩm thích hợp với.

Trong khi đó, máy ép chậm trục ngang chỉ thích hợp để ép các loại hoa quả cứng, không ép được các loại thực phẩm mềm như chuối, thanh long,... Nguyên nhân là do máy ép chậm trục ngang có tốc độ quay trung bình, cho ra lượng ép nhanh hơn. Ngoài ra, thiết kế máy ép chậm nằm ngang cũng rất khó để thực hiện thao tác ép các loại hoa quả chưa được cắt nhỏ hoặc thịt hoa quả cứng do phải đẩy liên tục thực phẩm vào khoang chứa, vô tình làm hoa quả bị mắc kẹt.

Máy ép chậm trục ngang ép các loại rau tốt hơn so với máy ép chậm trục đứng 

Máy ép chậm trục ngang ép các loại rau tốt hơn so với máy ép chậm trục đứng 

2.4. Cách sơ chế nguyên liệu trước khi ép

Với thiết kế ống tiếp nguyên liệu nhỏ, nằm ngang nên bạn cần cắt hoặc thái nhỏ nguyên liệu trước khi đưa vào máy để tránh tình trạng kẹt máy, gây chậm và cản trở quá trình hoạt động. 

Đối với máy ép chậm trục đứng, ống tiếp nguyên liệu của máy to nên dễ dàng ép được một số loại trái cây nguyên quả như táo, lê,... giúp bạn thao tác nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian sơ chế thực phẩm trước khi ép.

Máy ép chậm trục đứng ép được đa dạng các loại rau, củ, quả mà không cần phải cắt nhỏ nguyên liệu như máy ép chậm trục ngang.

Khi so sánh máy ép chậm trục ngang và trục đứng, máy ép trục đứng ép được đa dạng các loại rau, củ, quả mà không cần phải cắt nhỏ nguyên liệu như máy trục ngang.

2.5. Thao tác trong quá trình ép

Đối với máy ép chậm có thiết kế trục nằm theo phương ngang, bạn phải cần sử dụng thanh đẩy đưa nguyên liệu xuống khoang chứa để nó tiếp xúc với lưỡi xay. Ngược lại, máy ép chậm trục đứng có ống tiếp nguyên liệu lớn, bạn chỉ cần đẩy trái cây xuống để chúng đi trực tiếp qua ống tiếp và tiếp xúc với cối xay một cách dễ dàng khi nó đang quay theo phương thẳng đứng.

Máy ép chậm trục đứng có ống tiếp nguyên liệu lớn, dễ dàng đẩy trái cây xuống thay vì phải dùng thanh đẩy để đưa nguyên liệu xuống khoang chứa như máy ép chậm trực ngang.

Máy ép chậm trục đứng có ống tiếp nguyên liệu lớn, dễ dàng đẩy trái cây xuống thay vì phải dùng thanh đẩy để đưa nguyên liệu xuống khoang chứa như máy ép chậm trực ngang.

2.6. Thời gian ép

Máy ép chậm trục ngang với tốc độ vòng quay cố định khoảng 55 - 60 vòng/phút, thời gian cho ra nước ép khoảng 10 - 15 phút. Trong khi đó, máy ép chậm trục đứng thường có tốc độ quay nhanh hơn, khoảng 80 vòng/phút, thời gian cho ra nước ép khoảng từ 7 - 10 phút.

Máy ép chậm trục đứng có tốc độ ép nhanh hơn máy ép chậm trục ngang.

Máy ép chậm trục đứng có tốc độ ép nhanh hơn máy ép chậm trục ngang.

2.7. Hiện tượng kẹt thực phẩm trong quá trình ép

Máy ép chậm trục ngang thường xảy ra tình trạng kẹt bã khi ép hơn so với máy ép chậm trục đứng. Điều này yêu cầu người dùng phải tháo lắp các thiết bị để tiếp tục ép, gây tốn nhiều thời gian.

Hiện nay, một số dòng máy ép chậm được trang bị chế độ Rev (đảo chiều - chống kẹt) vô cùng tiện lợi và tối ưu. Chế độ này hoạt động khi máy ép có trục trặc do kẹt bã, chúng sẽ xử lý bằng cách cho bã trái cây được trả về đầu miệng máy ép, tránh tối đa tình trạng đứng máy khi đang ép. Với chức năng đảo chiều này, bạn không cần phải tháo nắp máy để lấy bã ra ngoài mà vẫn duy trình được quá trình ép không gián đoạn.

Máy ép chậm trục ngang được đánh giá là dễ bị kẹt bã khi ép hơn máy ép chậm trục ngang.

Máy ép chậm trục ngang được đánh giá là dễ bị kẹt bã khi ép hơn máy ép chậm trục ngang.

2.8. Thao tác vệ sinh máy

Máy ép chậm trục đứng sẽ tiết kiệm thời gian và dễ dàng vệ sinh hơn vì chúng có thiết kế nắp đậy nước trái cây. Khi ép xong, bạn chỉ cần đóng nắp đậy và cho một ít nước xuống ống tiếp nguyên liệu, bật máy chạy trong vòng 10 - 15 giây để tráng qua các cặn bã còn bám trên máy, sau đó dùng bàn chải làm sạch thêm 1 lần nữa nếu còn sót cặn trái cây. 

Mặt khác, đối với máy ép chậm trục ngang, phần lưỡi dao sẽ hơi khó tháo lắp, đòi hỏi người dùng phải cẩn thận tháo rời ra, sau đó dùng bàn chải làm sạch cặn thực phẩm bám trên máy.

Thao tác vệ sinh máy ép chậm trục đứng rất dễ dàng và tiết kiệm thời gian, công sức.

Thao tác vệ sinh máy ép chậm trục đứng rất dễ dàng và tiết kiệm thời gian, công sức.

2.9. Giá thành sản phẩm

Máy ép chậm trục đứng sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như ép và bảo toàn chất dinh dưỡng của thực phẩm, dễ tháo rời để vệ sinh, đồng thời có giá thành hợp lý, phải chăng.

Hiện nay, giá thành máy ép chậm trục đứng trên thị trường dao động từ khoảng 1.000.000 - 4.000.000 VNĐ, máy ép chậm trục ngang dao động từ khoảng 2.000.000 - 6.000.000 VNĐ.

3. Nên chọn mua máy ép chậm trục ngang và trục đứng

Từ những đánh giá trên, có thể thấy việc lựa chọn nên mua máy ép chậm trục ngang hay đứng dựa trên các yếu tố như nhu cầu sử dụng, không gian lắp đặt, nguồn ngân sách,... Bạn cũng có thể tham khảo các tiêu chí cơ bản dưới đây để chọn mua loại máy ép chậm phù hợp:

Trường hợp nên mua máy ép chậm trục ngang

Trường hợp nên mua máy ép chậm trục đứng

  • Sẵn sàng chi trả từ 2.000.000 - 6.000.000 VNĐ để mua máy ép.

  • Có không gian đủ lớn, diện tích bếp rộng rãi, trên 20m2.

  • Yêu cầu ép các loại rau lá, thực phẩm cứng.

  • Ngân sách có hạn, khả năng chi trả từ 1.000.000 - 4.000.000 VNĐ để mua máy ép. 

  • Có không gian hạn chế, khoảng 10 - 20m2.

  • Yêu cầu ép đa dạng các loại thực phẩm mềm, cứng, rau củ nhiều xơ.

 

Nếu bạn muốn tiết kiệm không gian bếp và thời gian ép trái cây, hãy lựa chọn mua máy ép chậm trục đứng.

Nếu bạn muốn tiết kiệm không gian bếp và thời gian ép trái cây, hãy lựa chọn mua máy ép chậm trục đứng.

Bài viết trên đây đã giúp bạn so sánh máy ép chậm trục ngang và máy ép chậm trục đứng về những đặc điểm như: cấu tạo, thiết kế, nguyên lý hoạt động, thời gian ép, thao tác vệ sinh máy,.... Lựa chọn nên mua máy ép chậm trục ngang hay đứng còn phụ thuộc vào các yếu tố như nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của từng gia đình, bạn nên suy nghĩ, cân nhắc và đưa ra quyết định dựa trên những đánh giá khách quan.

Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào về 2 loại máy ép chậm trục ngang và máy ép chậm trục đứng, hãy liên hệ SUNHOUSE hoặc để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ ngay nhé!

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Máy ép chậm là thiết bị được nhiều người lựa chọn để ép nước trái cây, rau củ. Bài viết dưới đây SUNHOUSE sẽ cùng bạn khám phá chi tiết máy ép chậm là gì?
Chi tiết
Với các loại máy ép trái cây truyền thống (ly tâm), có các cánh quạt hoạt động ở tốc độ nhanh tạo ra nhiệt và ma sát, khiến trái cây mất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Vì lý do này, người tiêu dùng đã dần chuyển sự chú ý đến các loại máy ép trái cây chậm như Máy ép chậm SUNHOUSE MAMA SHD5505, chuyên chiết xuất nước trái cây bằng công nghệ ép chậm thông minh, giúp giữ những chất dinh dưỡng cần thiết.
Chi tiết
Máy ép chậm (hay Máy ép trái cây chậm) với ưu điểm mang lại những ly nước ép đậm đặc, thật màu, không lẫn bã, đặc biệt không bị tách lớp và bảo toàn được vitamin, chất dinh dưỡng trong rau củ, hoa quả đang dần trở thành xu hướng trên thị trường máy ép trái cây hiện nay. Vậy nên dùng máy ép chậm như thế nào? Cần lưu ý gì trong khi sử dụng và bảo quản để máy ép chậm luôn bền bỉ và an toàn? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Chi tiết
1800 6680
Top