Bí quyết - Mẹo vặt

Độ pH Trong Nước Sinh Hoạt Bao Nhiêu? Dao Động Từ 6 - 8,5

01/12/2023 - 02:34 PM

Độ pH là chỉ số dùng để đo hoạt độ của các ion hydro (H+) và thường được dùng để đánh giá chất lượng nguồn nước. Thế nên, bạn muốn tìm hiểu xem nước sinh hoạt có độ pH bao nhiêu thì an toàn, cách kiểm tra và điều chỉnh độ pH để đảm bảo mang đến nguồn nước an toàn, chất lượng cho mình và gia đình. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn các vấn đề liên quan đế độ pH trong nước sinh hoạt, hướng dẫn bạn cách đo và cải thiện nồng độ pH trong nước nhanh chóng và hiệu quả. Mời bạn cùng theo dõi! 

Nước sinh hoạt có độ PH bao nhiêu

Nước sinh hoạt có độ pH bao nhiêu? Dao động từ 6 - 8,5 

1. Nước sinh hoạt có độ pH bao nhiêu?    

Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2009/BYT về chất lượng nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009, độ pH lý tưởng của nước sinh hoạt là trong khoảng 6 - 8,5.

Nếu nguồn nước sinh hoạt có lượng ion H+ nhiều (độ pH thấp >6) thì nguồn nước đang thiên về tính axit, sử dụng lâu dài có thể gây lão hóa sớm, suy giảm hệ miễn dịch. Ngược lại, nếu có lượng ion H+ (độ pH cao < 7) thì nguồn nước có tính kiềm, rất tốt cho sức khỏe.

Trong trường hợp số lượng ion H+ quá thấp (độ pH quá cao <10) thì nguồn nước đang có tính kiềm vượt quá mức quy định, thường có mùi như xà phòng và nhờn khi uống, nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến sỏi thận. 

Thang đo độ PH

Thang đo độ pH trong nước sinh hoạt (ảnh minh hoạ) 

Sử dụng nguồn nước sinh hoạt có đúng độ pH tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế giúp người dùng luôn có cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, hạn chế nguy cơ xuất hiện các bệnh như đầy hơi, rối loạn đường tiêu hóa,... do nước có tính axit hoặc nước có tính kiềm quá cao gây ngứa, khô da, dị ứng,...

Ngoài ra, sử dụng nguồn nước sinh hoạt có độ pH đúng chuẩn còn giúp trung hòa các gốc axit dư trong cơ thể, giảm thiểu nguy cơ ung thư và lão hóa sớm.

Bệnh cạnh đó, độ pH tiêu chuẩn trong nước sinh hoạt còn hạn chế sự ăn mòn xảy ra trên đường ống dẫn nước và thiết bị chứa nước, giúp người dùng không phải tốn kém nhiều chi phí sửa chữa và thay thế. 

Bạn có thể kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt nhanh chóng, đơn giản tại nhà bằng 6 cách kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt. Bạn nên thường xuyên kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt của gia đình mình để đảm bảo ngồn nước luôn an toàn khi sử dụng.

2. Cách đo độ pH của nước sinh hoạt 

Để đo độ pH trong nguồn nước sinh hoạt nhanh chóng, đơn giản ngay tại nhà, bạn có thể áp dụng ngay 2 phương pháp dưới đây:

2.1. Kiểm tra độ pH bằng quỳ tím 

Dùng giấy quỳ tím để đo nồng độ pH trong nước là phương pháp phổ biến được rất nhiều người áp dụng. Bởi cách thực hiện của phương pháp này rất đơn giản, tiện lợi, chi phí lại rẻ, mức nồng độ được thể hiện bằng màu sắc trực quan dễ quan sát. 

Để thực hiện, bạn chỉ cần cho nước sinh hoạt vào một cốc nhỏ, sau đó nhúng quỳ tím vào và đợi khoảng 1 - 2 phút. Khi giấy quỳ tím bắt đầu chuyển màu, bạn tiến hành so sánh màu sắc trên quỳ tím và trên bảng màu để xác định độ pH trong nước. 

Nếu giấy quỳ tím có màu vàng đậm - cam - đỏ thì nước có tính axit, ngược lại nếu có màu xanh lá - xanh đậm - tím nhạt và tím đậm thì nước có tính kiềm. Trong trường hợp giấy quỳ tím không đổi màu thì nguồn nước đang ở mức trung tính. 

Giấy quỳ tím do độ PH

Cho giấy quỳ tím vào nguồn nước sinh hoạt đến khi xuất hiện màu thì so sánh với bảng màu để xác định độ pH

2.2. Kiểm tra độ pH bằng dụng cụ đo

Hiện nay, dụng cụ dùng để đo độ pH trong nguồn nước sinh hoạt có 2 loại: bút đo và máy đo. Trong đó, máy đo đo được độ pH từ - 2 đến 18 và cho ra số liệu chính xác nhất, còn bút đo đo được độ pH từ 0 - 14, có thể xảy ra sai số nếu đo cùng lúc với nhiều nguồn nước, tuy nhiên chi phí sẽ thấp hơn so với máy đo.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn cho đầu điện cực của máy đo/bút đo vào nguồn nước khoảng 3cm trong vòng 10 - 15 giây kết quả độ pH sẽ được hiển thị lên trên màn hình. 

Máy đo độ PH

Cho đầu điện cực của máy đo/ bút đo vào trong nguồn nước sinh hoạt trong vòng 10 - 15 giây kết quả độ pH sẽ được hiển thị trên màn hình 

Nhiều người cho rằng có thể uống nước sinh hoạt đã đun sôi, tuy nhiên một số ý kiến khác lại cho rằng nước sinh hoạt chưa đủ an toàn để uống. Bạn đang phân vân ý kiến nào chính xác? Câu trả lời có trong bài viết uống nước sinh hoạt được không giúp bạn có câu trả lời chuẩn và thuyết phục nhất.

3. 4 Tác hại khi sử dụng nước sinh hoạt có nồng pH không đạt chuẩn 

Nước sinh hoạt là nguồn nước dùng để sử dụng hằng ngày, do đó nếu độ pH trong nước không đạt chuẩn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dùng. Cụ thể: 

3.1. Mùi vị khó chịu 

Nguồn nước sinh có hàm lượng axit lớn (độ pH thấp) thường có vị chua, mùi tanh khá khó ngửi, màu nước thì vàng đục và độ đục sẽ đậm dần nếu độ pH trong nước càng thấp. Ngược lại, nước có nhiều kiềm (độ pH quá cao) thường có vị đắng, mùi như xà phòng và để lại cảm giác nhờn khi uống. 

Nếu bạn sử dụng nguồn nước có tính axit/ kiềm quá cao để nấu nướng có khiến mùi vị, các hợp chất hữu cơ trong thực phẩm bị biến đổi, không còn ngon và đảm bảo dinh dưỡng như trước. 

3.2. Gây ra nhiều vấn đề liên quan đến da 

Nguồn nước sinh hoạt chứa quá nhiều axit hoặc kiềm sẽ có tính ăn mòn và tẩy cực mạnh. Nếu dùng nguồn nước này để tắm gội, rửa mặt,... có thể khiến lớp màng bảo vệ trên da bị bào mòn, mỏng dần và không còn khả năng tự cân bằng độ ẩm gây khô da, bít tắc lỗ chân lông dẫn đến ngứa ngáy, kích ứng, nổi mẩn đỏ, mụn ẩn,....

Mẩn ngứa dị ứng

Dùng nước sinh hoạt có nồng độ pH không đạt chuẩn để tắm gội, rửa mặt,... có thể bào mòn da dẫn đến mẩn ngứa, dị ứng 

3.3. Ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng

Nước sinh hoạt có nồng độ pH thấp > 6 tức là nước có tính axit mạnh, nếu sử dụng lâu dài có thể gây hỏng men răng, dư thừa lượng axit trong cơ thể dẫn đến các bệnh như gút, viêm loét dạ dày, thấp khớp, các bệnh liên quan đến đau đầu mãn tính,...

Mặt khác, tuy nước kiềm mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng nếu độ pH trong nước vượt quá 10 thì nguồn nước sinh hoạt đang có tính kiềm quá mạnh. Nếu sử dụng thường xuyên có thể làm tăng hàm lượng cholesterol xấu, ức chế hoạt động của enzym và các lợi khuẩn, tạo điều kiện cho virus tự do độc hại tồn tại trong cơ thể gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa, thận như táo bón, sỏi thận, đau dạ dày, viêm thận,... 

3.4. Đường ống nước trong nhà dễ hỏng hóc

Nguồn nước sinh hoạt có tính axit cao có thể khiến các đường ống, đầu nối, vòi nước bị ăn mòn, xuất hiện tình trạng rỉ sét, rò rỉ,... Còn nước có tính kiềm cao thường hay dẫn đến đóng cặn trong đường ống nước dẫn đến tắc nghẽn, hư hỏng, làm giảm áp lực nước, ảnh hưởng đến các thiết bị sử dụng nước khác trong gia đình như máy lọc nước, bình nước nóng,...

Vòi nước bị gỉ

Nguồn nước sinh hoạt có tính axit, kiềm quá cao có thể khiến đường ống, vòi nước bị gỉ sét, đóng cặn dẫn đến tắc nghẽn, hư hỏng 

Bạn đang phân vân không biết nên chọn mua bộ lọc nước máy sinh hoạt nào tốt nhất? Tham khảo ngay bài viết TOP 11 bộ lọc nước sinh hoạt phổ biến - tối ưu trải nghiệm giúp bạn lựa chọn được bộ lọc nước phù hợp và tốt nhất.

4. 3 Cách cải thiện nồng độ pH của nước sinh hoạt 

Hiện nay, để cải thiện nồng độ pH trong nguồn nước sinh hoạt có 3 cách phổ biến dưới đây. Cụ thể: 

4.1. Sử dụng máy lọc nước RO bổ sung ion kiềm 

Máy lọc nước RO hiện nay không chỉ có tác dụng lọc vi khuẩn mà còn có khả năng lọc được kim loại nặng, trung hòa nồng độ axit có trong nguồn nước sinh hoạt. Đặc biệt là những dòng máy RO được trang bị thêm lõi bổ sung kiềm tự nhiên và giúp cân bằng độ pH của nước. 

Đây được đánh giá là phương điều chỉnh nồng độ pH trong nước sinh hoạt tốt, bền và dễ thực hiện nhất, mang đến nguồn nước vừa sạch, tinh khiết, an toàn lại có khả năng bổ sung thêm được các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. 

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết nên chọn mua máy lọc nước RO ở đâu uy tín, chất lượng, phù hợp với nhu cầu sử dụng thì bạn có thể tham khảo các dòng máy lọc tại SUNHOUSE. 

Tại SUNHOUSE các dòng máy lọc nước RO đều được trang bị các lõi lọc chức năng tạo kiềm như Hydrogen, lõi Alkaline có khả năng khử oxy hóa, tạo nước điện giải, loại bỏ độc tố…  giúp nguồn nước sau lọc có độ pH phù hợp, an toàn với cơ thể. 

Máy lọc nước RO

Máy lọc nước RO được trang bị thêm lõi Hydrogen, Alkaline có chức năng tạo kiềm, cân bằng độ pH, mang đến nguồn nước chất lượng, an toàn 

Ngoài ra, máy lọc nước RO còn có chức năng lọc sạch nước tối đa, loại bỏ mọi tạp chất có trong nước. Nhờ đó, nguồn nước đầu ra từ máy luôn đảm bảo được 4 yếu tố: sạch, tinh khiết và có độ pH ổn định, an toàn cho sức khỏe.

Bạn có thể tham khảo một số dòng máy lọc RO đang được người dùng ưa chuộng nhất như: Máy lọc nước RO UltraPURE SUNHOUSE 10 lõi SHA9991KL, Máy lọc nước RO UltraPURE SUNHOUSE 8 lõi SHA8895KL, Máy lọc nước RO SUNHOUSE 10 lõi SHA8891KL,...

4.2. Sử dụng hóa chất để cân bằng độ pH của nước sinh hoạt 

Sử dụng hóa chất để cân bằng độ pH thường phù hợp với dung tích nước lớn từ 1000 lít trở lên và độ pH cần điều chỉnh không nhiều. Đây là phương pháp được khuyến cáo áp dụng cho những người thành thạo, nắm rõ các bước thực hiện. 

Trong trường hợp chưa chắc chắn, có thể nhờ đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn hỗ trợ hoặc lựa chọn mua máy lọc nước RO. Bởi nếu không nắm rõ tỉ lệ pha, các bước thực hiện có thể gây dư thừa lượng lớn chất hóa học, ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình sử dụng. 

Baking soda và hypochlorite là 2 hóa chất thường được dùng để điều chỉnh nồng độ pH trong nước. Có thể sử dụng riêng Baking soda để nâng độ pH khi nguồn nước sinh hoạt có tính axit quá cao hoặc dùng riêng hypochlorite để giảm độ pH khi nước có tính kiềm vượt quá mức quy định. 

Để thực hiện phương pháp này, bạn dùng bơm định lượng để châm hóa chất dựa trên việc cân bằng các thông số về lưu lượng nước bơm, giá trị pH và nồng độ hóa chất sử dụng, đảm bảo độ pH trong nước sinh hoạt tăng vừa đủ, phù hợp. 

Dùng baking soda tăng nồng độ PH

Sử dụng baking soda để cân bằng nồng độ pH là phương pháp phù hợp cho dung tích lớn và có độ pH không chênh lệch quá nhiều 

4.3. Sử dụng hạt nâng/giảm pH 

Hạt nâng/giảm pH có tác dụng giúp ổn định độ pH của nước trong khoảng 6,5 - 7,5. Hạt nâng pH phù hợp với nguồn nước có độ pH lớn 4, còn hạt giảm pH được ứng dụng khi bạn muốn giảm tính kiềm trong nguồn nước sinh hoạt của gia đình.

Phương pháp này mang đến độ pH ổn định, chi phí rẻ, được làm từ các vật liệu tự nhiên nên khá an toàn, thời gian sử dụng lâu dài từ 6 tháng - 1 năm. Tuy nhiên, lại không có tác dụng ổn định nguồn nước có độ pH thấp hơn 4 và không nâng được độ pH vượt quá 7,5. 

Bạn chỉ cần lót 1 lớp hạt nâng/giảm độ pH dày khoảng 0,5 - 1m ở trên cùng bồn lọc/ bể lọc. Sau đó cho nguồn nước sinh hoạt đi vào và để khoảng 2 - 3 ngày cho hạt nâng/giảm pH hòa tan vào trong nước rồi tiến hành đo lại nồng độ pH là có thể sử dụng được. 

Tuy cách này có khả năng nâng độ pH ổn định nhưng rất dễ bị mài mòn sau một thời gian sử dụng khiến hiệu quả lọc không còn đạt chuẩn. Thế nên, nước sau lọc chỉ phù hợp cho các hoạt động sinh hoạt thường ngày như tắm gội, nấu ăn,... không nên dùng để uống trực tiếp.

Hạt nâng, giảm PH

Hạt nâng/giảm pH có khả năng cân bằng độ pH ổn định tuy nhiên rất dễ bị mài mòn sau một thời gian sử dụng 

Để có nguồn nước uống trực tiếp an toàn, đảm bảo, bạn nên trang bị thêm cho gia đình các dòng máy lọc nước RO IoT tại SUNHOUSE có tích hợp chức năng đo chỉ số TDS như máy lọc nước RO nóng lạnh IoT 10 lõi SUNHOUSE SHA76218CK, máy lọc nước RO IoT 9 lõi SUNHOUSE SHA8827K,.... giúp bạn dễ dàng kiểm soát được chất lượng, độ pH, chất rắn hòa tan có trong nước, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời, mang đến nguồn nước an toàn cho cả gia đình. 

Bài viết trên giải đáp cho bạn chi tiết thắc mắc nước sinh hoạt có độ pH bao nhiêu? Theo quy định của Bộ Y tế, nguồn nước sinh hoạt có độ pH chuẩn, đảm bảo an toàn cần dao động từ 6 - 8,5. Để cải thiện nồng độ pH trong nguồn nước sinh hoạt, bạn có thể sử dụng các phương pháp như sử dụng hóa chất, hạt nâng pH, máy lọc nước RO. Tuy nhiên, vẫn nên ưu tiên sử dụng máy lọc RO, bởi đây là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất! 

Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới, SUNHOUSE sẽ giải đáp cho bạn nhanh chóng nhất. 
 

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Nguồn nước sinh hoạt của gia đình đang gặp vấn đề nhưng bạn lại không biết chất nào dùng để tiệt trùng nước sinh hoạt, nên muốn tìm hiểu xem có chất nào dùng tiệt trùng nước hay không, đặc điểm và tính chất như thế nào để có thể yên tâm sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn loại chất thường dùng để tiệt trùng nước sinh hoạt, quy trình và những lưu ý cần nắm, giúp bạn có cách sử dụng đúng, an toàn. Mời bạn cùng theo dõi!
Chi tiết
Chuyển chỗ ở, thay đổi loại nước sinh hoạt thường khiến cho nhiều người bị kích ứng da, nặng hơn có thể bị dị ứng nước sinh hoạt, nổi mề đay. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi bị dị ứng nước sinh hoạt để không bị gián đoạn các hoạt động hàng ngày bạn nhé!
Chi tiết
Nguồn nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất hiện nay. Đồng thời, đưa ra một số giải giáp xử lý nước đạt chuẩn, giúp bạn kịp thời giải quyết khi gặp vấn đề về nguồn nước cấp không đạt yêu cầu. Cùng theo dõi nhé!
Chi tiết
1800 6680
Top